Thông qua các sản phẩm đồ chơi thông minh, bạn có thể giúp bé rèn luyện trí não một cách tốt nhất, giúp bé biết tư duy hệ thống, luôn tự tin và biết cách xử lý các tình huống một cách tốt nhất.
Khuyến khích trẻ tự suy nghĩ
Khi gặp khó khăn trong một sự việc nào đó, cha mẹ hãy để trẻ tự suy nghĩ thay vì tìm cách giải quyết cho trẻ. Hoặc khi trẻ thắc mắc một vấn đề nào đó, cha mẹ hãy đừng vội trả lời ngay mà hãy hướng dẫn trẻ tự tìm lời giải đáp. Cuộc sống xung quanh trẻ rất phong phú, đầy màu sắc, cha mẹ hãy tận dụng những sự việc đó để giải quyết các thắc mắc của trẻ.
Để trẻ tự chủ động giải quyết vấn đề
Cha mẹ hãy thông báo cho con biết về một sự việc sắp xảy ra. Ví dụ: “Tuần sau là con vào lớp 1 rồi, con muốn mua gì để chuẩn bị cho việc học của mình?”. Sau đó, cha mẹ hãy lắng nghe, đánh giá suy nghĩ của trẻ. Nếu những ý kiến của bé đúng và thiết thực thì cha mẹ hãy đồng ý với ý kiến của trẻ và cùng trẻ thực hiện công việc đó. Một điều cũng không kém phần quan trọng chính là hãy khen nếu ý kiến của trẻ là hay. Lời khen sẽ giúp trẻ cảm thấy vui và phấn khích hơn.
Cùng trẻ chơi các trò chơi trí tuệ
Trẻ suy nghĩ càng nhiều, trí não trẻ sẽ càng hoạt động, điều đó làm trẻ thông minh hơn. Những trò chơi trí tuệ như xếp hình, xây nhà, lắp ráp, cờ vua, giải câu đố,… là những bài tập vận động tốt cho trí não của trẻ, giúp trẻ suy luận nhiều hơn. Tuy nhiên, cha mẹ hãy lưu ý là nên chọn những trò chơi phù hợp với lứa tuổi và cùng tham gia chơi cùng trẻ để quan sát hành vi ứng xử của trẻ.
Chọn những trò chơi phù hợp với lứa tuổi và cùng tham gia chơi cùng trẻ để quan sát hành vi ứng xử của trẻ.
Khuyến khích trẻ có thói quen sưu tầm
Cha mẹ hãy cùng trẻ sưu tập thật nhiều những món đồ nho nhỏ, cùng loại như tiền xu, nắp chai, những chú gấu bông nhỏ tập hợp lại thành một gia đình chẳng hạn,… Những ý tưởng và các hành động sưu tầm là phương pháp giúp trẻ có suy nghĩ sâu sắc về một vấn đề, rèn luyện cho trẻ tính kiên nhẫn, tìm tòi, học hỏi. Ngoài ra, thói quen sưu tầm còn giúp trẻ có thêm sự đam mê và biết trân trọng những thứ mà mình đã cất công lưu giữ.
Tham gia tranh luận cùng trẻ
Khi cả nhà đang xem một bộ phim hay một chương trình truyền hình, thì cha mẹ hãy đặt ra những câu hỏi đơn giản xoay quanh những bộ phim đó như: tính cách, hành động của nhân vật và cùng nhau bàn luận. Qua đó, cha mẹ có thể đánh giá, xem xét thái độ, nhận xét của trẻ đúng hay sai và hướng dẫn và khuyến khích trẻ nói lên suy nghĩ của mình. Qua đó cha mẹ có thể quan sát được suy nghĩ của trẻ đang vận động và phát triển như thế nào.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét