Thứ Bảy, 25 tháng 7, 2015

Sự khác biệt khi nuôi con đầu lòng và con thứ

Nếu bạn là con cả trong gia đình, có thể bạn đã từng có suy nghĩ rằng cha mẹ nghiêm khắc với mình hơn so với những đứa em khác. Liệu điều đó có chính xác? Các nhà nghiên cứu đã tìm ra mối liên hệ giữa những kỳ vọng của cha mẹ dành cho con đầu và mức độ thành công của đứa con này.

Đồ chơi trẻ em là một phần không thể thiếu trong quá trình phát triển cả về trí tuệ lẫn thể chất của trẻ. Các sản phầm đồ chơi thông minh như đồ chơi xếp hình, đồ chơi toán học, góp phần phát huy trí tưởng tượng, khả năng sáng tạo và rèn luyện các kĩ năng cơ bản cần thiết cho bé.

Nếu bạn là con cả trong gia đình, có thể bạn đã từng có suy nghĩ rằng cha mẹ nghiêm khắc với mình hơn so với những đứa em khác. Liệu điều đó có chính xác? Các nhà nghiên cứu đã tìm ra mối liên hệ giữa những kỳ vọng của cha mẹ dành cho con đầu và mức độ thành công của đứa con này.


Ảnh minh họa: Internet

Đứa con đầu = người thí nghiệm?

“Cha mẹ chắc chắn sẽ đối xử khó khăn hơn đối với đứa con đầu lòng”, Tiến sĩ Fran Walfish, tác giả cuốn The Self-Aware Parent cho biết. “Nói cách khác, con đầu lòng tựa như một người thí nghiệm. Hầu hết các bậc cha mẹ lúc này chưa biết gì về cách nuôi dạy con cái mà chỉ học bằng cách thử nghiệm và sửa sai”, bà nói thêm.

Từ thời điểm bạn ôm đứa con đầu trong vòng tay, những hy vọng và mơ ước về tương lai của con bắt đầu hình thành. Trong nhiều năm, cha mẹ cố gắng hết sức nuôi nấng đứa con đầu để đạt được những hy vọng và mơ ước đó. Trên bước đường nuôi dạy con, cha mẹ phải trải qua những điều hoàn toàn mới mẻ, mỗi bước đi dẫn tới đâu là điều họ không hề hay biết. Tuy nhiên, sau những thử nghiệm và sai lầm, cha mẹ nhận ra rằng áp dụng hình phạt nặng hơn không phải lúc nào cũng mang đến kết quả tốt đẹp hơn.

Tại sao cha mẹ lại nghiêm khắc hơn với con đầu?

Để trả lời câu hỏi liệu cha mẹ có nghiêm khắc hơn với con đầu, nhóm nghiên cứu của Giáo sư V. Joseph Hotz thuộc Đại học Duke (Mỹ) và Juan Pantano thuộc Đại học Washington (Mỹ) đã xem xét dữ liệu thu thập được từ cuộc điều tra National Longitudinal Survey of Youth (1979). Trong cuộc điều tra này, các bà mẹ phải kể chi tiết về mỗi đứa con của mình.

Những điều các bà mẹ chia sẻ về con cái có vẻ phù hợp với những điều mà các nhà nghiên cứu nghi ngờ. Các bà mẹ tham gia nghiên cứu được yêu cầu đánh giá mức độ thành công trong học tập của con em mình, chứ không chỉ đơn thuần là cung cấp các điểm số. Kết quả cho thấy đứa con cả học tốt nhất, còn mỗi đứa con sau đó học kém dần.

Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng các bậc phụ huynh đặt áp lực lên con thứ ít hơn so với con cả. Việc nuôi dạy con cả là kinh nghiệm nuôi dạy con cái đầu tiên của các bậc cha mẹ. Do đó, họ thường nghiêm khắc hơn với con, từ những việc nhỏ nhặt như xem ti vi, nhảy lên giường cho tới những việc quan trọng hơn như học hành hay lệnh giới nghiêm. Theo cuộc khảo sát, cha mẹ thường tích cực tham gia vào hoạt động học tập của đứa con đầu lòng. Con đầu lòng, vì vậy, dễ được thưởng và bị phạt do kết quả học tập hơn là những đứa con thứ ở cùng một gia đình.

Ngoài ra, Hotz và Pantano đi đến kết luận rằng các ông bố, bà mẹ đặt ra nhiều quy tắc, luật lệ và tỏ ra nghiêm khắc với con cả để những đứa con sau này trông vào mà học tập. Thêm vào đó, khi có nhiều con, cha mẹ thường có tâm lý thoải mái hơn, không căng thẳng như lúc ban đầu nữa.

Con cả thành công hơn, nhưng chúng phải trả giá?

“Một số đứa con đầu thành công hơn vì cha mẹ đã đối xử với chúng rất nghiêm khắc”, Tiến sĩ Walfish chia sẻ. “Tuy nhiên, nhiều đứa con cả đến tuổi trưởng thành thì găp nhiều vấn đề tâm lý và cứ liên tục phải hoàn thành kỳ vọng của cha mẹ. Theo tôi, nhiều đứa con cả bị giảng dạy quá nhiều, kỷ luật quá nặng, bị bảo vệ quá mức và cứ luôn phải làm hình mẫu cũng như chịu trách nhiệm về những đứa em của mình”. Do đó, không có gì ngạc nhiên khi nhiều đứa trẻ gặp phài các vấn đề tâm lý như hay lo âu, tức giận hoặc có biểu hiện của chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế khi trưởng thành.

“Điều này có thể để lại các vết thương và gây ra không ít vấn đề cho đứa con đầu. Tôi đã từng điều trị cho rất nhiều đứa con cả thành công nhờ sự thúc đẩy liên tục của cha mẹ. Tuy nhiên, những người này đến với tôi để được giúp đỡ bởi họ không thể tận hưởng sự thành công của mình. Họ không tự mình tiến đến mục tiêu mà chỉ đang chạy trốn khỏi sự ám ảnh không ngừng của cha mẹ”, Walfish nói thêm.

Cha mẹ có thể làm gì?

Nuôi daỵ con cái là một công việc khó khăn, bất kể bạn chọn cách dạy con như thế nào. Hãy tìm phong cách dạy dỗ phù hợp nhất với gia đình bạn, tuy nhiên để tìm được cách dạy phù hợp, bạn cần thời gian. Phương pháp dạy con phải luôn mềm dẻo, linh hoạt, luôn thay đổi tùy theo từng thời điểm và không thể được áp dụng với mọi đứa trẻ. Hãy dành thời gian suy nghĩ về những hình phạt và hậu quả dành cho mỗi đứa con, đồng thời tự hỏi bản thân rằng những đứa con của bạn có được đối xử như nhau hay không. Bạn không thể thay đổi thứ tự sinh con, nhưng bạn có thể có một cái nhìn mới mẻ về phong cách dạy con bây giờ cũng như sau này.

theo: yeutretho

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét