Thứ Tư, 23 tháng 9, 2015

Bé làm gì khi ở trong bụng mẹ?

Để đếm chuẩn những chuyển động này, mẹ hãy ngồi xuống, thưởng thức một món ăn hoặc đồ uống lạnh và đặt chân lên một chiếc ghế khác.

Với phương châm vừa học, vừa chơi, mẹ có thể lựa chọn cho bé những sản phẩm đồ chơi trẻ em có chất lượng đảm bảo và an toàn cho bé như đồ chơi gỗ, đồ chơi thông minh... giúp bé phát triển khả năng tìm tòi, khám phá và tập trung ghi nhớ.

Cho dù đây là lần mang thai đầu hay lần thứ 3, 4 thì mỗi người mẹ đều mong muốn được cảm nhận sớm nhất những chuyển động, những cú máy thai của bé. Mỗi cú đạp, xoay chuyển người của thai nhi là dấu hiệu giúp mẹ yên tâm rằng bé đang phát triển tốt. Tuy nhiên, có thể mẹ không biết rằng mỗi chuyển động, huých, đạp đó của bé đều có thể chứa những thông điệp thú vị mà không phải bà bầu nào cũng biết.

Theo các chuyên gia khoa sản, trong thời gian ở trong bụng mẹ, em bé không chỉ di chuyển bàn tay mà còn huých, đạp chân và thậm chí là nhào lộn. Cùng khám phá những điều thú vị về những chuyển động này của bé.

Khi nào mẹ sẽ cảm nhận được những chuyển động của thai nhi?

Hầu hết các mẹ đều rõ ràng nhận ra những chuyển động của bé vào khoảng tuần thứ 22-24 thai kỳ, tuy nhiên bé đã có những di chuyển từ trước đó rất lâu (khoảng tuần thứ 8, 9) nhưng quá nhẹ khiến mẹ không nhận ra. Một số bà mẹ nhận ra những chuyển động này nhưng không phân biệt chính xác đó là do bé đạp hay chuyển động của chính cơ thể mình.

Ngoài ra có một số yếu tố ảnh hưởng đến cảm nhận của người mẹ như nếu nhau thai ở phía trước của tử cung thì mẹ cũng sẽ khó cảm nhận những chuyển động của bé rõ ràng hơn. Phụ nữ mang thai lần thứ 2 thường nhận thấy những chuyển động này sớm hơn, thậm chí có người nhận ra từ tuần 12 thai kỳ.

Hầu hết các mẹ đều rõ ràng nhận ra những chuyển động của bé vào khoảng tuần thứ 22-24 thai kỳ. (Ảnh minh họa)

Tại sao thai nhi lại đạp?

Em bé thường di chuyển mạnh mẽ hơn khi có sự thay đổi trong môi trường của bé như tiếng ồn xung quanh quá lớn, ánh sáng hoặc thậm chí là các loại thực phẩm mẹ bổ sung vào cơ thể.

Ngoài ra, đôi khi trẻ cũng phải vươn vai để thư giãn. Nếu dành thời gian theo dõi, mẹ sẽ dễ dàng nhận ra những cú vươn vai của bé, nhất là sau khi bé ngủ dậy.

Bé chuyển động như thế nào là bình thường?

Số lượng di chuyển trung bình của bé trong bụng mẹ mỗi ngày là khoảng 15-20 chuyển động bao gồm cả những cú đạp, đá, xoay người, vươn vai… Tuy nhiên mỗi em bé có những hoạt động khác nhau, có những bé dành phần lớn thời gian ban ngày để ngủ và đạp nhiều vào ban đêm khiến mẹ không nhận ra nhưng hầu hết các bé đều di chuyển hầu hết thời gian trong ngày.

Theo các chuyên gia, thai nhi dành thời gian nghỉ ngơi và ngủ trong bụng mẹ khoảng 17 giờ mỗi ngày và mỗi giấc từ 40-50 phút. Hầu hết chị em sẽ nhận thấy những cú đạp rõ ràng của bé sau giờ ăn, sau khi hoạt động và vào buổi tối.
Có cần đếm những chuyển động của bé?

Nếu như thai nhi vẫn phát triển bình thường và chuyển động đều đặn hàng ngày thì mẹ không cần thiết phải đếm. Tuy nhiên nếu bạn bỗng nhận thấy em bé có ít chuyển động hơn bình thường, hãy dành thời gian theo dõi để đảm bảo bé đang được an toàn.

Dưới đây là những trường hợp mẹ cần đếm chuyển động của bé:

- Không nhận thấy chuyển động của bé trong 2 giờ liền

- Em bé không có phản ứng với tiếng ồn bên ngoài, khi mẹ vỗ nhẹ hoặc giọng nói của mẹ.

- Những chuyển động giảm dần trong 2 ngày liên tiếp.

Làm thế nào để đếm những chuyển động của bé?

Để đếm chuẩn những chuyển động này, mẹ hãy ngồi xuống, thưởng thức một món ăn hoặc đồ uống lạnh và đặt chân lên một chiếc ghế khác. Đường trong đồ ăn và cảm giác lạnh sẽ giúp đánh thức em bé và mẹ sẽ dễ dàng đếm được đến 10 chuyển động trong 2 giờ liền. Nếu không nhận thấy bất cứ chuyển động nào hoặc quá ít, hãy đi khám thai ngay.

Nếu như thai nhi vẫn phát triển bình thường và chuyển động đều đặn hàng ngày thì mẹ không cần thiết phải đếm. (Ảnh minh họa)

Thai nhi giảm chuyển động có nguy hiểm không?

Thai nhi giảm chuyển động có thể là dấu hiệu suy thai do thiếu dinh dưỡng và oxy. Trong trường hợp này, mẹ cần khám thai và được bác sĩ chẩn đoán kịp thời bằng cách siêu âm, kiểm tra lưu lượng máu của nhau thai cũng như sức khỏe của bé…
Thai nhi sẽ ít di chuyển hơn sau tuần 36 thai kỳ?

Em bé vẫn di chuyển đều đặn mỗi ngày sau tuần 36 thai kỳ nhưng lúc này tử cung đã chật hẹp nên những cú nhào lộn sẽ ít hơn. Tuy nhiên bé vẫn dùng bàn chân, tay để khám phá khuôn mặt hay chơi với dây rốn và xoay chuyển người. Mẹ cũng sẽ thường xuyên cảm nhận được những cú nấc cục của bé.

Theo Khám phá

Thứ Ba, 22 tháng 9, 2015

Những điều ba mẹ Nhật tuyệt đối tránh khi dạy con bài học về tự lập.

Cha mẹ Nhật dạy con tự lập từ những việc rất đơn giản trong cuộc sống hàng ngày xuất phát từ tình yêu thương và sự tôn trọng cá tính của con.

Mẹ thông thái nên chọn những sản phẩm đồ chơi trẻ em chất lượng cho bé như đồ chơi gỗ, sách truyện, đồ chơi đất nặn... từ những thương hiệu đồ chơi uy tín để đảm bảo an toàn cho bé khi tiếp xúc

Dạy con tự lập luôn được coi là một thế mạnh của cha mẹ Nhật Bản. Mặc dù các bà mẹ Nhật dành gần như toàn bộ thời gian ở nhà chăm lo việc nuôi dạy con, nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc họ thay con làm tất cả mọi thứ. Các em bé Nhật Bản ngay từ nhỏ đã được cha mẹ dạy cho các kĩ năng tự lập cơ bản nhất như: tự thức dậy vào buổi sáng, tự đi bộ đến trường, tự làm các công việc vệ sinh cá nhân.... Cha mẹ Nhật dạy con tự lập từ những việc rất đơn giản trong cuộc sống hàng ngày như thế bằng sự lắng nghe, tình yêu thương và tôn trọng con. 

Trong cuốn sách "Cha mẹ Nhật dạy con tự lập", tác giả Sugahara Yuko đã chia sẻ 66 bài học giúp con tự lập bằng yêu thương của cha mẹ Nhật. Trong đó có những điều mà cha mẹ Nhật không bao giờ làm khi muốn hình thành thói quen tự lập cho con. Dưới đây là một trong những điều như vậy:

1. Không dùng từ ra lệnh và cấm đoán với con

Cha mẹ Nhật thấu hiểu rất rõ rằng, những trẻ được cha mẹ sử dụng nhiều từ mang tính khẳng định và tích cực thì sẽ có nhận thức về bản thân mình một cách tích cực. Và khi đã nhận thức tích cực về bản thân, trẻ sẽ dễ dàng yêu và "khẳng định bản thân" mình. Ngược lại, những trẻ bị cha mẹ dùng nhiều từ mang tính phủ định, trẻ sẽ ghét bản thân, cho rằng mình là kẻ yếu hèn.

Tác giả Sugahara Yuko chỉ rõ trong cuốn sách "Cha mẹ Nhật dạy con tự lập" của mình rằng, để cha mẹ hạn chế sử dụng những từ ra lệnh thì việc quan trọng nhất là luyện cho trẻ hình thành thói quen tự giác, bằng việc trước tiên là phải tạo ra một nếp sinh hoạt gia đình phù hợp, tạo cho trẻ thói quen sinh hoạt khoa học, đưa ra những quy định rõ ràng trong nhà và luôn luôn ghi nhớ rằng bố mẹ phải là người đầu tiên tuân thủ những quy định đã đề ra.....

Bên cạnh đó, hãy dạy trẻ cái nào nguy hiểm không được chạm vào, và không nên để chúng gần trẻ. Với những vật nguy hiểm như dao kéo hãy dạy trẻ cách sử dụng, ứng với từng độ tuổi khi trẻ đã trưởng thành. Khi cha mẹ càng dạy con nhiều các kĩ năng thực hành trong cuộc sống thì con sẽ càng tự tin, độc lập mà cha mẹ không cần phải dùng đến những từ ngữ ra lệnh và cấm đoán với con.



Luôn tin tưởng và khích lệ con bằng những ngôn từ tích cực cũng là một cách để cha mẹ Nhật dạy con tự lập. (Ảnh minh họa)

2. Đừng yêu con thái quá

Cha mẹ nào cũng dành tất cả tình yêu mình có cho con, như thế nào là "yêu con thái quá"? Trong cuốn sách "Cha mẹ Nhật dạy con tự lập" của mình, tác giả Sugahara Yuko cho rằng, một trong những biểu hiện rõ rệt của sự "yêu con thái quá" là có không ít cha mẹ cảm thấy "tội nghiệp" khi thấy con phải "hứng chịu" những kết quả tồi tệ do chính hành động của con gây ra. Họ không đành lòng đứng nhìn con mình gặp khó khăn mà không giơ tay ra cứu giúp, hoặc việc đứng nhìn khi con trải qua những khó khăn đó cũng khiến họ cảm thấy thật là tội lỗi.

Tình yêu thương thái quá đó dẫn đến việc can thiệp quá đà vào cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của con. Nhiều cha mẹ không chỉ dừng lại ở việc can thiệp vào sinh hoạt hàng ngày mà còn gây ảnh hưởng đến cả tính cách của con, ép con phải làm theo ý mình. Sự bao bọc thái quá đó của cha mẹ sẽ không chỉ giết chết tinh thần tự lập của con mà còn khiến đứa trẻ trở nên yếu đuối, luôn bị tình thương của cha mẹ chi phối, sẽ sống mà ôm lấy tổn thương trong một thời gian dài.

Tin tưởng để con có thật nhiều trải nghiệm là bài học dạy con tự lập vô cùng hiệu quả của cha mẹ Nhật. (Ảnh minh họa)

3. Làm thay con chính là hại con

Cha mẹ Nhật quan điểm rằng, những trẻ lớn lên trong sự bao bọc giúp đỡ của cha mẹ sẽ bị tước đoạt đi vô vàn trải nghiệm mà đáng lẽ bản thân chúng phải được tự trải qua. Chính vì thế, việc học hỏi thông qua những trải nghiệm sẽ ít đi, dẫn đến trẻ sẽ thiếu kinh nghiệm để giải quyết vấn đề. Đối với những trẻ thiếu trải nghiệm thì chắc chắn với thế giới sẽ rất khó hòa nhập, bởi lúc đó, trẻ chỉ biết bỏ cuộc và né tránh.

Trong cuốn sách “Cha mẹ Nhật dạy con tự lập”, tác giả Sugahara Yuko cũng chỉ ra những biểu hiện của “cha mẹ làm thay” như: luôn ra lệnh, chỉ thị bắt trẻ làm thế này, thế kia; đáp ứng vô điều kiện với những đòi hỏi của trẻ (ngay cả khi trẻ không có nhu cầu nhưng vẫn đưa cho trẻ) hay lúc nào cũng muốn trẻ sẽ đáp ứng và làm theo ý mình (không quan tâm xem trẻ muốn gì, dù nghe trẻ nói cũng không tôn trọng ý kiến đó của trẻ)….

Theo Trí thức trẻ

Chủ Nhật, 20 tháng 9, 2015

Có phải chỉ uống sữa là sẽ tăng chiều cao?

Nói đến phát triển chiều cao thì bổ sung canxi từ sữa có lẽ là điều đầu tiên mà cha mẹ nghĩ tới. Nhưng chỉ chú trọng bổ sung canxi đã đủ để giúp bé phát triển chiều cao hay chưa?

Đồ chơi trẻ em là một phần không thể thiếu trong quá trình phát triển cả về trí tuệ lẫn thể chất của trẻ. Các sản phầm đồ chơi thông minh như đồ chơi xếp hình, đồ chơi toán học, góp phần phát huy trí tưởng tượng, khả năng sáng tạo và rèn luyện các kĩ năng cơ bản cần thiết cho bé.

Dưới đây là những lời khuyên của bác sĩ Nukata Osamu - bác sĩ chuyên khoa nhi bệnh viện Nukata về những yếu tố để phát triển chiều cao cho trẻ.
Những thắc mắc và ngộ nhận về phát triển chiều cao

Chỉ cần uống sữa là sẽ tăng chiều cao?

Cơ thể chúng ta cao lên là nhờ xương chúng ta dài ra. Và dinh dưỡng giúp xương chúng ta dài ra lại là chất đạm-protein, còn canxi là dinh dưỡng giúp cho xương chắc khỏe. Chất đạm được ví như là bộ khung sắt thép, còn canxi chính là bê tông để tạo lên một ngôi nhà vững chắc. Vì thế nếu chỉ dựa vào sữa thì chưa đủ để giúp trẻ cao lên.

Di truyền là yếu tố quyết định chiều cao?

Đúng là chiều cao của trẻ sẽ di truyền một phần từ cha mẹ. Nhưng chính các yếu tố dinh dưỡng, vận động và giấc ngủ đến từ thói quen sinh hoạt hàng ngày mới là yếu tố quyết định chiều cao của trẻ. Có thể dự đoán chiều cao của con bạn theo công thức dưới đây:

Chiều cao (con trai) = (chiều cao của bố+ chiều cao mẹ +13)+α

Chiều cao (con gái) = (chiều cao của bố+ chiều cao mẹ -13)+α

Như vậy, chiều cao của con bạn sẽ tùy thuộc rất nhiều vào yếu tố plus alpha, mà yếu tố này sẽ được cải thiện thông qua thói quen sinh hoạt đúng đắn.

Chính các yếu tố dinh dưỡng, vận động và giấc ngủ đến từ thói quen sinh hoạt hàng ngày mới là yếu tố quyết định chiều cao của trẻ.

Trẻ đang lớn nhanh trong khi ngủ?

Yếu tố ảnh hưởng đến chiều cao của trẻ chính là “hormone tăng trưởng”, mà hormone này sẽ được tiết ra trong giấc ngủ, đặc biệt là khoảng thời gian từ 10 giờ đêm đến 4 giờ sáng. Khi trẻ ngủ là trẻ đang lớn, đó chính là lí do vì sao cha mẹ nên rèn cho trẻ thói quen ngủ sớm trước 10 giờ đêm.

Đu xà giúp tăng chiều cao?

Có nhiều người nói rằng sau một thời gian đu xà thấy mình cao lên vài cm. Thực chất đó là do cơ giữa các xương giãn ra. Muốn trẻ tăng chiều cao thì vận động thích hợp là yếu tố vô cùng quan trọng. Vì vận động sẽ giúp cho “hormone tăng trưởng” sản sinh nhiều hơn do có giấc ngủ ngon, đồng thời giúp trẻ ăn ngon miệng hơn thì sẽ hấp thu được nhiều dinh dưỡng cần thiết để tăng chiều cao. Tất cả các yếu tố kể trên đó sẽ tạo thành vòng tuần hoàn tốt nếu như trẻ được vận động đầy đủ và thích hợp.

Đến bao nhiêu tuổi thì hết cao?

Nếu như trẻ dậy thì muộn thì thời kỳ tăng chiều cao ở tuổi thiếu nhi sẽ dài hơn so với những trẻ dậy thì sớm nên trẻ sẽ cao hơn. Dậy thì sớm quá khiến cơ thể chưa kịp cao đã dần đến giai đoạn người trưởng thành khiến chiều cao rất khó tăng lên. Trẻ em tầm 10, 11 tuổi sẽ bắt đầu bước vào giai đoạn dậy thì, vì thế việc giúp trẻ tăng chiều cao thông qua thói quen sinh hoạt, vận động và cung cấp đầy đủ dinh dưỡng trước tầm tuổi đó sẽ quyết định đến chiều cao của trẻ sau này.

Làm gì để con cao lớn hơn?

Dinh dưỡng và thói quen ăn uống tốt

Bữa ăn như thế nào sẽ giúp con bạn tăng chiều cao? Như đã nói ở trên, chất đạm là yếu tố quan trọng nhất giúp trẻ cao lên. Trẻ tầm 1-5 tuổi cần từ 35-45g, 6-8 tuổi sẽ cần khoảng 55-60g, và 9-11 tuổi sẽ cần 65-75g chất đạm mỗi ngày. Bữa ăn cần nhiều chất đạm nhưng ít chất béo, ít năng lượng. Cá và thịt chính là nguồn thực phẩm giàu chất đạm. Với thịt heo và thịt bò thì thịt đùi, vai, mông sẽ nhiều chất đạm và ít mỡ. Thịt gà sẽ giàu chất đạm mà ít chất béo hơn so với thịt heo nên rất tốt cho trẻ nhỏ.

Có rất nhiều thực phẩm giàu canxi như sữa, sữa chua, phô mai, đậu hũ, tôm, tảo biển, các loại cá da xanh, các loại rau như rau cải xanh, củ cải. Cách tốt nhất giúp cơ thể hấp thu tốt canxi chính là bổ sung kèm với kẽm, magie, rất giàu trong các thực phẩm như tôm, cua, lươn, thịt đùi heo, hạt hạnh nhân, các hạt đậu, chuối. Đừng để trẻ ăn đồ hộp hay những thức ăn có nhiều chất bảo quản sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến cơ thể.
Bữa ăn cũng mang tính quyết định đến việc tăng chiều cao của trẻ.

Nếu con bạn bị béo phì sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến tăng chiều cao. Một vài mẹo nhỏ sau có thể giúp bé cải thiện tình trạng béo phì mà vẫn tăng chiều cao đó là lập bảng theo dõi chiều cao, cân nặng; khi ăn nhai thật kỹ; sau bữa ăn giúp ba mẹ dọn dẹp; hạn chế uống nước hoa quả, nước ngọt; hạn chế ăn đồ bánh kẹo, snack…

Ngoài ra, hãy chú trọng đến dinh dưỡng cho bữa sáng và bữa trưa để cung cấp đủ năng lượng cho một ngày vận động. Thời điểm 3 giờ chiều là lúc trẻ rất đói nên việc bổ sung bữa ăn phụ đầy đủ dinh dưỡng thay vì dựa quá nhiều vào bánh, kẹo.

Ăn ít là kẻ thù của chiều cao!

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến trẻ ăn ít:

- Vận động quá ít, hoặc quá nhiều.

- Buồn ngủ lúc bước vào bữa tối.

- Ăn nhiều bánh kẹo.

- Dựa quá nhiều vào sữa.

- Chế độ ăn uống không cân bằng, quá kén chọn.

- Vị giác có vấn đề.

- Không tập trung khi ăn (mải chơi, xem tivi, đọc sách). Ham muốn ăn uống chỉ đến trong 15 phút đầu của bữa ăn nên kéo dài quá lâu sẽ không tốt.

- Mọi người trong gia đình ăn quá nhanh.

- Bài tiết, đại tiện không có quy tắc.

- Khi bụng đói mà không có gì ăn.
Thói quen sinh hoạt là yếu tố quan trọng quyết định chiều cao của con.

Thói quen sinh hoạt là yếu tố quan trọng quyết định chiều cao của con bạn

Hãy tạo cho con thói quen ngủ sớm, dậy sớm và ngủ đủ giấc: Cho đến tuổi dậy thì thì trẻ nên ngủ khoảng 10 tiếng mỗi ngày, đồng thời giúp trẻ có được giấc ngủ sâu và êm. Không để trẻ ăn khuya trước khi ngủ vì sẽ điều đó sẽ ngăn cản quá trình tiết hormone tăng trưởng, ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao.

Cho trẻ vận động đầy đủ, thích hợp với những môn thể thao nhẹ nhàng hoặc thường xuyên cho trẻ ra ngoài chơi, đi dạo.

Cuối cùng, mặc dù dinh dưỡng, vận động, giấc ngủ rất quan trọng, nhưng hơn tất cả chính là “vitamin yêu” của mẹ, bữa cơm ấm cúng bên gia đình, không khí gia đình hòa thuận mới là chất xúc tác lớn lao giúp trẻ tăng chiều cao, vì thiếu vitamin này thì 3 yếu tố kia sẽ không phát huy hiệu quả vai trò của mình được.

Theo Tạp chí Kilala

Thứ Bảy, 19 tháng 9, 2015

Những sai lầm khiến bé thường xuyên quấy khóc vào bên đêm.

Bé quấy khóc, khó ngủ cả đêm rất có thể là do bố mẹ vô tình mắc những lỗi sai dưới đây.

Đồ chơi trẻ em là một phần không thể thiếu trong quá trình phát triển cả về trí tuệ lẫn thể chất của trẻ. Các sản phầm đồ chơi thông minh như đồ chơi xếp hình, đồ chơi toán học, góp phần phát huy trí tưởng tượng, khả năng sáng tạo và rèn luyện các kĩ năng cơ bản cần thiết cho bé.

Cùng tham khảo một số sai lầm cần tránh của bố mẹ để bé yêu có một giấc ngủ yên lành suốt đêm:

Không gian quá yên tĩnh

Nghe có vẻ vô lý những sự thực là không phải em bé nào cũng thích ngủ trong không gian hoàn toàn không có tiếng động. Nhiều bé thích nghe “tiếng ồn trắng” (dạng âm thanh đều đều, phát ra từ tần số thấp) như tiếng nước chảy róc rách, tiếng quạt chạy, tiếng mưa rơi rì rào,... để dễ đi vào giấc ngủ hơn. Nhiều bé thích được nghe tiếng mẹ kể chuyện thì thầm, đều đều trước khi đi ngủ. Vì vậy, mẹ có thể cho bé nghe một số âm thanh yêu thích và quen thuộc như trên, bé sẽ nhanh chóng nhắm mắt ngủ ngoan hơn rất nhiều.
Ru bé bằng việc rung lắc quá mạnh

Nhiều người coi rung lắc bé khi ngủ là biện pháp dỗ con ngủ nhanh và hiệu quả. Tuy nhiên, đa phần trẻ ngủ chỉ là do quá mệt nên chìm vào giấc ngủ mà thôi. Thậm chí, có bé sẽ gặp ác mộng khi ngủ, giấc ngủ chập chờn và thức dậy nửa đêm quấy khóc. Nguyên nhân là do trẻ nhỏ dưới 2 tuổi có khu vực đầu và não vô cùng yếu ớt, dễ bị tổn thương. Rung lắc quá mạnh có thể dẫn đến chấn thương đầu và não, ảnh hưởng tiêu cực cho hệ thần kinh của bé.


Nhiều người coi rung lắc bé khi ngủ là biện pháp dỗ con ngủ nhanh và hiệu quả.

Không cho bé bú mẹ ban đêm

Trong 6 tháng đầu đời, nguồn dinh dưỡng duy nhất của bé là sữa và bởi vì dạ dày của bé nhỏ xíu, bé cần được bú thường xuyên, không kể ngày đêm. Sữa mẹ vào ban đêm chứa nhiều tryptophan dưới dạng melatonin và serotonin – những hợp chất có tác dụng điều hòa giấc ngủ, giúp bé ngủ ngon và sâu hơn, đồng thời kích thích não bộ phát triển. Bú đêm còn làm giảm nguy cơ đột tử ở trẻ sơ sinh (hay còn gọi là SIDS, triệu chứng thường xảy ra khi trẻ đang ngủ) xuống 50%.

Đặt bé vào giường quá muộn

Đừng đợi đến khi thấy bé ngáp hay dụi dụi mắt mới đặt bé vào giường ngủ. Khi trẻ đã quá mệt mỏi rồi bố mẹ mới đưa bé đi ngủ, lúc ấy bé sẽ cảm thấy khó ngủ hơn và bắt đầu quấy khóc. Tốt nhất bố mẹ hãy tạo cho bé một lịch trình ngủ đều đặn, một khung giờ vào giường ngủ cố định hàng ngày. Bé ngủ theo thời gian biểu đều đặn sẽ dễ đi vào giấc ngủ hơn và có giấc ngủ sâu hơn.


Đừng đợi đến khi thấy bé ngáp hay dụi dụi mắt mới đặt bé vào giường ngủ.

Để bé gặp những khó chịu nhỏ nhặt

Bố mẹ phải hết sức tinh tế trong việc phát hiện ra nguyên nhân vì sao con khóc quấy không chịu ngủ. Bé có thể khó chịu về những lí do hết sức nhỏ nhặt như có sợi tóc thít chặt quanh ngón tay, ngón chân bé hay quần áo quá thô ráp, bức bối, nệm không được êm ái hoặc bé không thích cách bố mẹ bế bé...

Theo Khám phá

Thứ Năm, 17 tháng 9, 2015

Lưu ý khi cho bé ăn dặm với hải sản.

Hải sản rất giàu dinh dưỡng trong thời kỳ ăn dặm của trẻ nhưng nhiều chị em lại nghi ngại sợ con...đau bụng

Lựa chọn những sản phẩm đồ chơi như xe đạp trẻ em, bể bơi phao... vừa giúp bé có được những giây phút thư giãn, thoải mái, vừa có tác dụng rèn luyện thể chất và các kĩ năng vận động cơ bản.

Hải sản là nguồn thức phẩm đa dạng dưỡng chất dành cho trẻ nhỏ, tuy nhiên nhiều mẹ lo ngại trong dám cho trẻ ăn vì sợ con sẽ bị dị ứng hoặc ngộ độc. Thực tế, các mẹ nên biết rằng nếu mẹ cho bé ăn không đúng cách mới là nguyên nhân chủ yếu gây ra các biến chứng như dị ứng, tiêu chảy, ngộ độc…

Để giải đáp các lo lắng của các mẹ, dưới đây là đôi điều các mẹ cần biết khi cho trẻ tiếp xúc với món ăn quý giá này.

Hải sản - món quà từ biển cả dành cho bé

Axit béo omega-3 là một trong những dưỡng chất thiết yếu được tìm thấy nhiều trong hải sản. Theo các chuyên gia, đây là một loại dưỡng chất quan trọng góp phần vào sự phát triển não bộ của trẻ sơ sinh. Không chỉ tốt cho trí não, axit béo omega -3 còn rất nhiều tác dụng cho trẻ:

- Tăng cường miễn dịch: Các axit béo tuyệt vời trong hải sản rất tốt cho hệ miễn dịch của trẻ nhỏ.

- Phòng chống chàm: Omega-3 giúp giảm viêm ở tất cả các bộ phận trên cơ thể, bao gồm cả da. Cho bé làm quen với thịt cá hồi hoặc cá ngừ trắng trước 9 tháng tuổi có thể bảo vệ bé khỏi chứng dị ứng da

- Tốt cho phổi, cải thiện bệnh hen suyễn: Trong nhiều công trình nghiên cứu, cá được chứng minh là một loại thực phẩm giúp bảo vệ phổi

- Tốt cho mắt: Trong các loại tôm, cua, rất giàu vitamin A, có tác dụng cải thiện tầm nhìn

- Duy trì độ chắc khỏe cho xương: Trong hải sản giàu hàm lượng canxi, rất tốt việc đảm bảo sức khỏe của hệ xương.

7 tháng tuổi có thể bắt đầu cho trẻ ăn hải sản

Hải sản là một trong những thực phẩm dễ gây dị ứng cho trẻ, do đó các mẹ không nên cho bé tiếp xúc với loại đồ ăn này quá sơm. Theo các chuyên gia, trừ các loại hải sản có vỏ, bạn có thể cho bé ăn cá ở dạng bột sệt hoặc nghiền nhuyễn từ 7 tháng tuổi khi bé đã bắt đầu ăn dặm.

Tuy nhiên các mẹ cũng cần lưu ý rằng, khi mới đầu cho trẻ ăn, mẹ chỉ nên dùng một số lượng nhỏ để bé có thể thích nghi. Với những bé cơ địa kém hay dị ứng thì các mẹ càng phải cẩn trọng hơn. Khi cho bé ăn, các mẹ nên chú ý quan sát biểu hiện của bé, nếu nhận thấy dấu hiệu bất thường thì nên ngừng lại và cho bé đi kiểm tra, tránh dẫn đến tình trạng nặng.

Khi trẻ được 7 tháng tuổi, mẹ có thể bổ sung thêm hải sản vào thức ăn dặm của bé (Ảnh minh họa)

Không phải loại hải sản nào cũng là sự chọn thông minh cho trẻ

Hải sản tốt cho trẻ:

- Cá biển (cá hồi, ca ngừ, cá thu nhỏ…): chứa nhiều omega-3, tốt cho sự phát triển của trẻ.

- Cua: Rất giàu vitamin nhóm B, khoáng chất, folate và đặc biệt là lượng protein trong cua hơn hẳn các loại thịt cá khác. Thế nên cua rất tốt cho sự phát triển của con cả về thể chất lẫn trí não

- Các loại hải sản có vỏ như hàu, ngao, hến, trai… chứa nhiều kẽm, một vi chất quan trọng với trẻ.

- Tôm: Chứa nhiều đạm và canxi nên "siêu" tốt cho sự phát triển của bé

Ngoài các hải sản có lợi trên, các mẹ cần tránh cho trẻ ăn cá mập, cá kình, cá kiếm, cá thu lớn…bởi đây là những loại cá chứa hàm lượng thủy ngân cao, không tốt cho trẻ.

Tùy theo tháng tuổi mà lượng hải sản dành cho bé sẽ khác nhau

Hải sản rất giàu dinh dưỡng, nhiều đạm, vì thế cho trẻ ăn quá nhiều hay quá ít đều không tốt. Nếu ăn quá nhiều có thể gây mất cân bằng dinh dưỡng và tích trữ kim loại nặng trong cơ thể. Tùy theo độ tuổi mà lượng ăn của bé khác nhau, nhưng chỉ nên ăn 3 – 4 bữa/tuần.

- Trẻ 7-12 tháng: mỗi bữa có thể ăn 20-30g thịt của cá, tôm (đã bỏ xương, vỏ) nấu với bột, cháo, mỗi ngày có thể ăn 1 bữa, tối thiểu ăn 3-4 bữa/tuần.

- Trẻ 1-3 tuổi: mỗi ngày ăn 1 bữa hải sản nấu với cháo hoặc ăn mỳ, bún, súp…, mỗi bữa ăn 30- 40 g thịt hải sản.

- Trẻ từ 4 tuổi trở lên: có thể ăn 1-2 bữa hải sản/ngày, mỗi bữa có thể ăn 50 – 60g thịt của hải sản, nếu ăn ghẹ có thể ăn 1/2 con/bữa, tôm to có thể ăn 1 – 2 con/bữa (100g cả vỏ).

Cách chế biến hải sản cho trẻ ăn dặm

Ở độ tuổi ăn dặm, cách tốt nhât để chế biến hải sản cho trẻ dễ ăn là lọc lấy thịt, xay hoặc nghiền nhỏ, sau đó nấu chung với thức ăn dặm (bột, cháo) của bé. Nếu là cá đồng nhiều xương, mẹ nên luộc chín cá rồi gỡ xương; cá biển nạc có thể xay sống như xay thịt rồi cho vào nấu bột, nấu cháo cho bé; với cua đồng thì giã lọc lấy nước để nấu bột, cháo. Với các loại hải sản có vỏ thì luộc chín lấy nước nấu cháo, bột, thịt xay băm nhỏ cho vào cháo, bột.

Trong quá trình chế biến, các mẹ cần đảm bảo nấu chín, tránh để cho trẻ ăn hải sản chưa được chín. Các mẹ có thể tìm hiểu một số món ăn dặm hải sản dành cho bé như: cháo tôm, cháo ngao mồng tơi, cháo cua bông cải, cháo cá thu, súp ghẹ…

Nên chọn hải sản tươi ngon cho bé

Khi chế biến bất cứ một món ăn nào cho trẻ, mức độ an toàn là điều mà các mẹ nên quan tâm đầu tiên, không nên vì cảm tính cá nhân gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Khi chọn hải sản hay các loại đồ ăn khác, mẹ nên chọn loại tươi ngon, có nguồn gốc rõ ràng, tránh các loại ôi, chết…


Để đảm bảo an toàn cho bé, mẹ nên chọn hải sản tươi ngon (Ảnh minh họa)

Để chọn được các loại cua, cá,... tươi, mẹ nên tham khảo cách chọn như sau:

- Các loại cá: mắt cá trong suốt, toàn thân sáng bóng là tươi ngon

- Tôm: vỏ và thịt gắn liền nhau, thân tôm nguyên vẹn, sáng bóng và có tính đàn hồi

- Cua, ngao: có vỏ ngoài sáng, thân chắc

Một vài lưu ý khác khi cho trẻ ăn hải sản

- Không nên cho trẻ ăn hoa quả ngay sau khi ăn hải sản: Những chất dinh dưỡng phong phú như đạm, canxi chứa trong tôm, cá sẽ bị giảm đi rất nhiều nếu kết hợp với các loại quả như hồng, nho, ... Nó không chỉ ảnh hưởng đến sự hấp thụ protein, canxi trong hải sản của cơ thể mà lượng tannin trong trái cây kết hợp với protein và canxi này tạo thành canxi không hòa tan kích thích đường tiêu hóa, và thậm chí sẽ gây ra các triệu chứng như đau bụng, buồn nôn, nôn mửa.

- Nếu trong gia đình có tiền sử bị dị ứng với hải sản, mẹ nên cho bé ăn thực phẩm này muộn hơn một chút. Khi cho con ăn cần hết sức từ từ từng chút một để xem bé có phản ứng dị ứng không.

- Khi cho trẻ ăn hải sản, uyệt đối không cho bé thử những loại hải sản lạ.

- Không nên cho trẻ ăn nhiều những món hải sản chiên bởi khi chiên, dầu mỡ sẽ bão hòa lượng chất béo không no khiến hàm lượng chất dinh dưỡng suy giảm và sản sinh ra peroxit lipid có hại cho sức khỏe.

Theo Khám phá

Thứ Tư, 16 tháng 9, 2015

Những lưu ý đảm bảo an toàn cho bé.

Dù bạn luôn cố gắng thực hiện công việc bảo vệ an toàn cho con một cách kỹ lưỡng nhất, nhưng đôi khi bạn vẫn có thể bỏ qua một hoặc hai bước trong quá trình này.

Mẹ thông thái nên chọn những sản phẩm đồ chơi trẻ em chất lượng cho bé như đồ chơi gỗ, sách truyện, đồ chơi đất nặn... từ những thương hiệu đồ chơi uy tín để đảm bảo an toàn cho bé khi tiếp xúc

Dưới đây là một số bước bảo vệ cho trẻ dễ bị bỏ qua mà bạn nên tìm hiểu.

1. Túi xách, ví

Ví của bạn là một trong những đồ vật dễ bỏ qua nhất vì nó không thực sự là một vấn đề mà bạn cần xem xét khi bảo vệ an toàn cho con. Tuy nhiên, chính nó lại có thể gây hại cho em bé của bạn nếu trong đó có chứa một vài đồ vật, chẳng hạn như thuốc uống, thuốc xịt hoặc hóa chất. Do đó, bạn nên đảm bảo ví của mình không chứa bất cứ vật gì có thể gây hại bé yêu, hoặc đơn giản chỉ cần để nó ở ngoài tầm với của con.

2. Tủ cao

Tủ cao không phải thứ mà hầu hết cha mẹ thường để ý trong việc bảo vệ an toàn cho trẻ. Nhưng tủ cao lại là đồ vật có thể gây ra rủi ro nghiêm trọng nếu chúng không được gắn chặt vào tường. Điều này đặc biệt đúng nếu đó là chiếc tủ mỏng hoặc không chắc chắn. Con bạn có thể leo lên và bám vào những thứ giúp chúng có thể trèo cao. Chỉ cần gắn cố định tủ vào tường bạn đã có thể giải quyết được nguy cơ này.


Ảnh: internet.

3. Thảm

Thảm là một đồ vật đáng yêu giúp căn phòng ấm áp hơn. Nhưng nếu bạn không có miếng đệm chống trượt dưới thảm, nó có thể là mối nguy hiểm cho bé. Khi con bạn bắt đầu tập đi, bé vẫn chưa thể đứng vững trên đôi chân của mình, bằng việc thêm miếng đệm chống trượt dưới thảm, bạn sẽ loại bỏ được nguy cơ này.

4. Bề mặt ấm đun nước

Bề mặt của ấm đun nước có thể gây nguy hiểm cho các bé. Vì bề mặt được thiết lập để làm nóng, thế nên sẽ có nguy cơ khiến bé bị bỏng khi chạm vào. Thực tế nó có thể gây bỏng cho bất cứ ai, đặc biệt với trẻ em với làn da mỏng manh hơn với người lớn. Hãy để ấm đun nước xa tầm với của trẻ để tránh nguy cơ này.

5. Máy rửa bát

Nếu nhà bạn sử dụng máy rửa bát thì đây là vật dụng mà hầu hết chúng ta ít khi quan tâm đến độ an toàn. Chỉ cần bạn có quên đóng cửa máy rửa bát sau khi dùng xong, nhiều đồ chứa bên trong như dao, đồ thủy tinh hoặc thậm chí chất tẩy rửa máy rửa chén chính là nguy cơ gây nguy hiểm cho bé. Tất cả những gì cần làm ở đây là chú ý đóng cửa sau khi sử dụng xong.

6. Phòng của anh chị bé

Đồ chơi trong phòng anh chị của bé cũng có thể là yếu tố không an toàn cho trẻ. Điều này khiến các bậc phụ huynh rơi vào tình huống khó xử. Liệu có nên vứt bỏ tất cả các đồ chơi cũ của con hay tìm ra một giải pháp khác? Nếu bạn chọn cho việc tìm ra một giải pháp, bạn có thể muốn mua một cửa chắn để giữ cho con không vào phòng anh chị. Một lựa chọn khác đó là để những đồ chơi của con lên trên một kệ cao khi không dùng đến.

Theo Trí thức trẻ

Thứ Hai, 14 tháng 9, 2015

Những mẹo nhỏ khi chăm con chắc chắn mẹ cần biết.

Điều tuyệt với nhất khi làm mẹ là bạn bắt đầu trong vai trò một người mới học việc nhưng rất nhanh sau đó bạn sẽ trở thành chuyên gia "đầu ngành".

Đồ chơi trẻ em là một phần không thể thiếu trong quá trình phát triển cả về trí tuệ lẫn thể chất của trẻ. Các sản phầm đồ chơi thông minh như đồ chơi xếp hình, đồ chơi toán học, góp phần phát huy trí tưởng tượng, khả năng sáng tạo và rèn luyện các kĩ năng cơ bản cần thiết cho bé.

“Từ việc thiếu ngủ trầm trọng đến việc cho con bú, lần đầu làm mẹ thật không dễ dàng” - bà mẹ 34 tuổi Nicola Bonn sống tại London - Anh, chủ nhân blog Upfront Mama, mẹ của một bé gái 14 tháng tuổi chia sẻ. Chăm sóc cô con gái Poppy 14 tháng tuổi chính là thách thức khó khăn nhất cô đã từng trải qua. Giống như nhiều bà mẹ trẻ khác Nicola đã học hỏi được rất nhiều điều thú vị.

Cô tâm sự: “Chồng tôi, tôi và thiên thần nhỏ Poppy trở về nhà từ bệnh viện phụ sản khoảng 8 giờ tối chủ nhật. Cả ba đều mệt, đói, tâm trạng đầy háo hức xen lẫn chút lo lắng. Tôi cảm thấy thực sự sợ hãi, thiên thần bé xíu này sẽ hoàn toàn phụ thuộc vào vợ chồng tôi. Ở bệnh viên luôn có người sẵn sàng giúp đỡ, nhưng ở đây chỉ có 3 chúng tôi. Tôi không bao giờ quên được cảm giác hạnh phúc lâng lâng vào buổi sáng hôm sau khi biết rằng ít nhất mình đã vượt qua đêm đầu tiên. Từ đó mọi thứ trở nên dễ dàng hơn”.

“Điều tuyệt với nhất khi làm mẹ là bạn bắt đầu trong vai trò một người mới học việc nhưng rất nhanh sau đó đã trở thành chuyên gia. Tôi học hỏi được khá nhiều từ mọi người xung quanh, và cũng tự rút ra kinh nghiệm cho mình. Tôi sẽ chia sẻ với các bạn. Một số người gọi đó là “mẹo chăm con” nhưng với tôi đó là “thần hộ mệnh”.

Xử lý sự cố khi bé đi vệ sinh

Đôi khi trẻ sơ sinh gặp một số khi giải quyết nhu cầu. Một lần Poppy đi ị nhưng không hiểu vì sao vật đó phòng từ người con bé qua chiếc nôi và chạm vào bức tường. Tôi cười chảy nước mắt và có một chút sững sờ.

Điều này xảy ra khi chất thải của bé tràn ra ngoài bỉm và quần áo. Bộ áo liền quần loại dài thường rất dễ tháo vì có nút cúc cả phía trước và phía dưới, nhưng với bộ cộc thì có vẻ không đơn giản như vậy vì không có hàng cúc phía trước. Tuy nhiên có một bí kíp là bạn hãy để ý bộ đồ cộc thường có đường nối hoặc vài nút cúc ở phần vai. Hãy mở chúng ra và cởi đồ bằng cách kéo xuống dưới. Bé con sẽ tránh được nguy cơ bị dính chất thải của chính mình lên mặt.


Cách cởi quần áo cho bé.

Mặc đồ cho bé

Nếu bạn băn khoăn không biết mặc bao nhiêu là đủ ấm, một quy tắc chung là hãy cho bé mặc nhiều hơn một lớp so với mình. Cha mẹ có thể kiểm tra nhiệt độ của con bằng cách chạm vào ngực và bụng.

Đừng dự đoán nhiệt độ cơ thể bằng cách chạm vào tay hay chân bé vì những vị trí đó thường lạnh hơn so với phần còn lại của cơ thể.

Một điều quan trọng nữa là đừng để bé quá nóng. Quấn chăn thường rất nóng, vào những ngày nhiệt độ cao, bạn chỉ nên mặc bộ đồ cộc hoặc chỉ cần đóng bỉm là đủ.

Bí kíp pha sữa

Một bí kíp đơn giản khi pha sữa cho con là hãy chuẩn bị sẵn nước sôi để nguội. Sau khi luộc bình, đổ chút nước nóng vào đáy không quá 70 độ C) và lượng sữa cần thiết, tiếp đó bạn cho thêm nước nóng và lắc. Không nên lắc mạnh vì sẽ hình thành bọt khí. Bạn đang hòa sữa với nước nóng để giết vi trùng.

Sau khi hỗn hợp được trộn lẫn, giờ là lúc thêm vào chút nước lạnh, vậy là bình sữa đã sẵn sàng ở nhiệt độ thích hợp (Có thể bạn sẽ cần thực hành nhiều lần để biết tỷ lệ nước nóng và nước nguội phù hợp). Đừng quên kiểm tra trước nhiệt độ sữa ở cổ tay. Nếu bạn không thấy nóng, đó là bình sữa hoàn hảo vì đạt nhiệt độ tương đương với nhiệt độ cơ thể.

Tác dụng của việc địu con

Địu con trên lưng để bé ngủ khi bạn làm việc nhà. Trẻ rất thích được gần mẹ và nghe thấy nhịp tim của bạn. Mỗi lần như thế Poppy thường ngủ ngoan hàng giờ mà không hề khóc. Đó cũng là cách tôi áp dụng để xoa dịu mỗi khi con bé quấy khóc.

Thay bỉm cho bé

Trước khi thay bỉm, bạn hãy đặt sẵn một chiếc mới dưới chiếc bé đang mang, sau đó lau rửa cho con, cuộn chiếc bỉm cũ lại, và thật tuyệt chiếc mới đã ở vị trí dành cho mình rồi.


Ảnh minh họa.

Đặt bé nằm đúng cách

Nếu bé khóc mỗi khi bạn đặt con vào nôi khoặc không thoải mái sau khi bú mẹ không có nghĩa là con bị ốm hay lạnh, đó có thể là hiện tượng trào ngược thức ăn.

Nhiều cha mẹ không biết điều này vì không thấy dấu hiệu rõ ràng nào ngoài việc bé cứ khóc mãi, đặc biệt là khi đặt nằm. Vì thế tốt nhất là hãy đưa con đi gặp bác sỹ nếu bạn không rõ và vẫn còn băn khoăn. Riêng với Poppy thì chỉ cần một liều thuốc điều trị chống ợ và đặt đầu bé cao hơn một chút khi nằm là vấn đề được giải quyết.

Làm một bản ghi chú

Hãy làm một bảng theo dõi khi bạn cho bé ăn ví dụ như: thời gian bé ti mẹ, bé uống bao nhiêu sữa mỗi lần nếu bạn cho con ăn sữa công thức, thói quen đi ị hay đi tè của con khi ngủ…Đó những thông tin hữu ích để bác sỹ có thể đưa ra lời khuyên chính xác nhất và cũng giúp bạn hiểu rõ bé hơn trong trường hợp khẩn cấp.

Trẻ con thường dùng hết 6 chiếc bỉm một ngày trong khoảng thời gian vừa chào đời, nước tiểu trong và không có mùi khó chịu. Sau đó bỉm bẫn sẽ nặng dần lên và chất thải có màu.

Chuẩn bị sẵn vài chiếc khăn cotton

Trẻ thường đi tè khi gặp lạnh, đó là nguyên nhân vì sạo bạn thường xuyên gặp trường hợp như vậy chỉ một phút sau khi bạn vừa tháo bỉm cho bé. Vì thế, hãy đặt sẵn một chiếc khăn cotton nhỏ ở vị trí cần thiết khi bạn thay bỉm. Nếu không mắt bạn có thể sẽ là điểm “hạ cánh” của “một vài thứ”.

Mát xa hàng ngày

Bạn nên học một khóa mát xa và thực hành với bé con vào giờ ngủ nhé. Tôi vẫn thường xuyên áp dụng cách này với Poppy, khi đó con bé hiểu rằng đã đến giờ thư giãn và nghỉ ngơi.

Theo Trí thức trẻ