Thứ Sáu, 31 tháng 7, 2015

Những giá trị quan trọng nhất của gia đình trong thời đại mới cần dạy cho con

Gần đây, một nhóm các chuyên gia đã tiến hành một cuộc khảo sát với hơn 1000 cha mẹ trên khắp đất nước để tìm ra những giá trị quan trọng nhất của gia đình trong thời đại mới.

Đồ chơi trẻ em là một phần không thể thiếu trong quá trình phát triển cả về trí tuệ lẫn thể chất của trẻ. Các sản phầm đồ chơi thông minh như đồ chơi xếp hình, đồ chơi toán học, góp phần phát huy trí tưởng tượng, khả năng sáng tạo và rèn luyện các kĩ năng cơ bản cần thiết cho bé.

Kết quả cho thấy cha mẹ ngày nay đang có những quan điểm mới, những xu hướng tích cực trong việc giáo dục con cái.

1. Chú trọng lễ nghĩa

Yếu tố đầu tiên được cha mẹ đề cao đó là phép tắc và lễ nghĩa trong gia đình. Đa số những người được hỏi cho rằng lễ nghĩa là điều tối quan trọng để thiết lập một nền tảng đạo đức. Họ nhấn mạnh vào việc dạy trẻ về những giá trị của gia đình qua những tác động và sự kiện hàng ngày: “Bạn cần chú ý làm gương tốt cho con trẻ trong cách mà xử lý những tình huống hàng ngày, những cam kết bạn đặt ra và thực hiện, cách ứng xử với gia đình và bè bạn, và đặc biệt là vị trí quan trọng của gia đình đối với bạn.”

2. Có những nguyên tắc trong bữa ăn

83% người tham gia đồng ý rằng phép tắc khi ăn uống là một trong những cách cư xử cha mẹ nào cũng phải dạy con ngay từ khi trẻ còn nhỏ. Cần phải dạy con nói lời mời trước bữa ăn để bày tỏ tình cảm và sự tôn trọng, không vừa ăn và nói, không để cả nhà phải chờ khi đến giờ cơm, biết trân trọng công sức người nấu và không bỏ phí thức ăn…


3. Chấp nhận sự đa dạng của con cái

95% cha mẹ dạy con không có thái độ phân biệt đối xử, kì thị người khác . Bên cạnh đó, 78% chia sẻ họ có xu hướng nói nhiều hơn về sự đa dạng về giới tính với con cái và sẵn sàng chấp nhận hôn nhân đồng tính. Họ khẳng định: “Dù con có khác biệt thế nào, cha mẹ vẫn luôn yêu thương con, sẵn sàng bảo vệ và che chở cho con”.

4. Dạy con trung thực

Nhóm nghiên cứu khá bất ngờ vì 59% người được hỏi trả lời đức tính mà họ muốn rèn cho con nhất đó là sống ngay thẳng trung thực. Ông cũng nói thêm: “Muốn làm được điều này, ngay từ khi trẻ còn nhỏ, cha mẹ cần dạy trẻ không được nói dối, không được đổ lỗi khi mắc sai lầm. Cha mẹ cũng cần cẩn thận trong lời nói của mình để làm gương cho con. Ví dụ không nên bảo con nói “mẹ cháu đi vắng” khi có khách đến mà không muốn bị làm phiền. Từ những điều giản dị ấy sẽ làm cho bé lây tính không trung thực.”


5. Không quá nghiêm khắc với con

64% phụ huynh cho rằng việc quá khắt khe sẽ tạo ra khoảng cách lớn giữa cha mẹ và con cái, thậm chí gây ra những ảnh hưởng tiêu cực trong việc giáo dục con. Họ cũng cho rằng cần phối hợp cương nhu linh hoạt trên cơ sở tôn trọng ý kiến của con kết hợp với yêu cầu của cha mẹ trong từng tình huống cụ thể để đưa ra cách giải quyết phù hợp.

6. Bảo đảm sự an toàn cho con trên Internet

81% đồng ý cho con có một trang Facebook cá nhân, chơi game hay đọc báo trên Internet… Tuy vậy, cha mẹ cũng nhấn mạnh sẽ quản lý thời gian, theo dõi con sử dụng máy tính, giúp con tránh những nguy hiểm họa từ việc dùng internet và từ các trang web đen.

Theo Afamily

Thứ Năm, 30 tháng 7, 2015

Mẹ cần làm gì khi bé bướng bỉnh không chịu thay đồ?

Làm gì khi bé không chịu thay quần áo?

Bé con bướng bỉnh không chịu mặc gì ngoại trừ những cái áo khoác cũ kỹ của bé. Bạn phải làm gì để bé chịu thay quần áo và thử những bộ quần áo mới khác?\

Lựa chọn những sản phẩm đồ chơi như xe đạp trẻ em, bể bơi phao... vừa giúp bé có được những giây phút thư giãn, thoải mái, vừa có tác dụng rèn luyện thể chất và các kĩ năng vận động cơ bản.

Thử nghĩ xem bao nhiêu người trưởng thành sẽ dám mặc một bộ đồ ra đường từ ngày này qua ngày khác? Vì thế chuyện bạn bực mình khi bé không chịu thay quần áo là có thể hiểu được, nhưng cũng nên hiểu rằng bạn không cần ép buộc bé mặc những bộ đồ bé không thích.

Nếu bé cảm thấy khó chịu với quần áo của mình, vì chúng quá nóng khi mặc ra đường, ba mẹ nên để bé mặc bộ đồ mềm mại, yêu thích của bé. Bé sẽ vui vẻ và không có chuyện gì phải tranh cãi ở đây cả. Với quần áo mới mua, bạn thử làm mềm vải bằng cách giặt bộ quần áo đó vài lần.


Việc bé không chịu thay quần áo có thể kỳ lạ nhưng đều có nguyên nhân cả

Để giúp bé làm quen với việc thay quần áo, bạn cũng nên lựa chọn quần áo cho bé thật cẩn thận, tránh những bộ có chất vải cứng, dễ gây trầy xước hoặc quá cầu kỳ. Chắc chắn, quần shorts lưng thun dễ mặc hơn quần shorts dùng nút và dây kéo, áo dệt kim, áo thun thân thiện với bé hơn là áo sơ mi cài nút. Bạn nên tránh mua nhiều áo khoác cùng lúc, một số kiểu là đủ mặc cho tất cả các dịp.

Nếu những lúc họp mặt gia đình hoặc sự kiện quan trọng, bạn cần bé mặc một bộ quần áo lịch sự hơn, bạn cần phải chuẩn bị từ trước. Bé con rất “ghiền” quần lưng thun, bé sắp đi dự tiệc cưới và bạn muốn bé mặc bộ đồ vest mà vẫn vui vẻ? Bạn có thể thử cho bé coi một đoạn phim quay cảnh đám cưới, chỉ cho bé các bé phụ dâu, phụ rể trong đám cưới. Sau đó dẫn bé tới một cửa hàng bán quần áo, cho bé lựa một bộ đồ vest nhỏ và tập cảnh đi lên đi xuống trên lối đi trong nhà. Bằng cách này, bé sẽ làm quen dần với bộ đồ mới cũng như cảm thấy hứng thú với việc mặc nó.

Theo Marrybaby

Thứ Tư, 29 tháng 7, 2015

Những mốc phát triển của trẻ "tuổi lỡ cỡ"

Tuổi lỡ cỡ mang tới nhiều thay đổi trong cuộc sống của trẻ. Trong giai đoạn này, trẻ có thể tự mặc đồ, dễ dàng dùng tay bắt bóng, buộc dây giày. Trẻ đã có khả năng tự lập cao hơn trong gia đình.
Bể bơi cho bé là lựa chọn tuyệt vời để bé yêu có những giây phút vui chơi bổ ích trong những ngày hè nóng nực. Mẹ có thể lựa chọn loại đồ chơi này của các thương hiệu uy tín như bể bơi Intex để có được chất lượng tốt nhất.

Các sự kiện quan trọng như bắt đầu vào tiểu học sẽ giúp trẻ tuổi này thường xuyên kết nối với thế giới rộng lớn hơn.

Tình bạn ngày càng quan trọng với trẻ. Các kỹ năng về thể chất, tinh thần và xã hội phát triển nhanh chóng. Đây cũng là thời điểm quan trọng để trẻ phát triển sự tự tin trong mọi lĩnh vực của cuộc sống, chẳng hạn kết bạn, học tập tại trường và chơi thể thao.

Dưới đây là một số thông tin về sự phát triển của trẻ trong giai đoạn 6-8 tuổi.

Thay đổi về cảm xúc/giao tiếp xã hội:

Trẻ thuộc độ tuổi này có thể:

– Thể hiện sự độc lập hơn với bố mẹ và gia đình.

– Bắt đầu nghĩ về tương lai.

– Hiểu hơn về vị trí nơi ở của mình trên thế giới.

– Chú ý nhiều hơn tới bạn bè và hoạt động nhóm.

– Mong muốn được bạn bè yêu thích và chấp nhận.


Trẻ 6-8 tuổi có thể giúp bố mẹ làm nhiều việc nhà. Ảnh minh họa: MT.


Suy nghĩ và học tập

Trẻ 6-8 tuổi có thể:

– Thể hiện sự phát triển nhanh chóng các kỹ năng về trí tuệ.

– Học được cách tốt hơn để mô tả những trải nghiệm cũng như cách nói về suy nghĩ và cảm xúc của bản thân.

– Ít tập trung tới bản thân và quan tâm đến người khác hơn.

Các bí quyết nuôi dạy cho bố mẹ có con ở độ tuổi này:

– Thể hiện tình cảm với con. Công nhận những thành tích trẻ đạt được.

– Giúp trẻ phát triển ý thức trách nhiệm, chẳng hạn yêu cầu bé giúp các việc vặt như dọn bàn, bày đồ ăn…

– Trò chuyện với con về trường lớp, bạn bè và những thứ trẻ mơ ước về tương lai.

– Trò chuyện với con về thái độ tôn trọng người khác. Khuyến khích trẻ giúp đỡ người khác khi họ cần.

– Giúp con thiết lập các mục tiêu có thể đạt được, trẻ sẽ học cách biết tự hào về bản thân và ít phụ thuộc vào những khen chê của người khác.

– Giúp trẻ học tính kiên nhẫn bằng cách nhường người khác được đi/làm trước hoặc yêu cầu trẻ phải hoàn thành một nhiệm vụ nào đó trước khi được đi chơi. Khuyến khích trẻ nghĩ về hậu quả có thể đến trước khi hành động.

– Đề ra các nguyên tắc rõ ràng và thực hiện nghiêm túc, chẳng hạn trẻ được xem TV bao lâu hay khi nào phải lên giường ngủ. Cũng cần cho bé biết rõ ràng những hành vi nào được chấp nhận và hành vi nào không được phép.

– Tạo các hoạt động chung để gia đình có thời gian vui vẻ bên nhau, chẳng hạn chơi trò chơi, đọc sách, tham dự các sự kiện tại cộng đồng mình sống.

– Tham gia các hoạt động ở trường lớp với con. Gặp gỡ giáo viên và nhân viên trường để hiểu về mục tiêu học tập và thể hiện bạn luôn chung tay với nhà trường để giúp con mình tốt nhất.

– Tiếp tục đọc sách với con. Khi con đã biết đọc, đổi lượt đọc cho nhau nghe.

– Sử dụng kỷ luật để hướng dẫn và bảo vệ con chứ không phải trừng phạt khiến trẻ cảm thấy tồi tệ về bản thân.

– Khen ngợi khi trẻ có hành vi tốt. Tốt nhất là tập trung khuyến khích nhiều vào những điều trẻ làm (chẳng hạn: con đã rất chăm chỉ hoàn thành bảng số này) thay vì những đặc điểm trẻ không thể thay đổi (chẳng hạn: con thật thông minh).

– Ủng hộ trẻ chấp nhận những thử thách mới. Khuyến khích con tự giải quyết các vấn đề, chẳng hạn mâu thuẫn với trẻ khác.

– Khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động ở trường lớp và các nhóm cộng đồng, chẳng hạn ra nhập đội thể thao hay trở thành tình nguyện viên cho các chương trình thiết thực.

Sự an toàn của trẻ là quan trọng nhất
Khả năng thể chất tốt hơn và độc lập hơn có thể khiến trẻ gặp nguy cơ tổn thương vì ngã hay các tai nạn khác ở độ tuổi này. Tai nạn xe cơ giới là nguyên nhân phổ biến nhất của tử vong do thương tích không chủ ý ở trẻ em 6-8 tuổi. Vì thế, cần:

– Bảo vệ con bạn đúng cách trong xe.

– Dạy con cẩn thận khi đi đường và cách đảm bảo an toàn khi đi bộ đến trường, đi xe đạp hay chơi ngoài trời.

– Đảm bảo trẻ hiểu về nguyên tắc an toàn khi dưới nước và luôn luôn giám sát khi trẻ bơi hay chơi gần nước.

– Giám sát con khi trẻ tham gia các hoạt động nhiều rủi ro, chẳng hạn leo trèo.

– Hướng dẫn con cách nhờ người khác giúp đỡ khi trẻ cần.

– Để các đồ gia dụng tiềm ẩn nguy cơ gây hại, thiết bị, vũ khí… khỏi tầm với của trẻ.

Giúp con giữ cơ thể khỏe mạnh

– Bố mẹ có thể giúp con có chế độ ăn uống lành mạnh tại trường bằng nhiều cách, chẳng hạn trao đổi với giáo viên, nhân viên trong trường về việc hạn chế lượng muối, đường, các chất béo rắn trong chế độ ăn cho trẻ (nếu có) hoặc mang bữa trưa tới trường.

– Đảm bảo con mỗi ngày có một tiếng trở lên các hoạt động thể chất.

– Giới hạn thời gian con ngồi trước màn hình, không quá 1-2 tiếng mỗi ngày, xem các chương trình chất lượng, kể cả ở nhà hay ở trường.

– Thực hành thói quen ăn uống lành mạnh và hoạt động thể chất từ sớm. Khuyến khích các hoạt động vui chơi tích cực và bố mẹ làm gương cho con bằng cách ăn uống lành mạnh trong các bữa cơm gia đình và có lối sống năng động.

Thứ Ba, 28 tháng 7, 2015

Dạy trẻ biết làm việc nhà với những công việc đơn giản

“Dạy con từ thủa còn thơ”, vì vậy ngay từ khi còn nhỏ, bạn nên để trẻ tự làm một số việc trong nhà để trẻ trở thành một người có trách nhiệm và có kỹ năng sống khi ra bên ngoài xã hội.

Mẹ thông thái nên chọn những sản phẩm đồ chơi chất lượng cho bé như đồ chơi gỗ, sách truyện, đồ chơi đất nặn... từ những thương hiệu đồ chơi uy tín để đảm bảo an toàn cho bé khi tiếp xúc

1. Cất dọn đồ chơi

Cùng với việc khuyến khích con tiếp xúc với đồ chơi để chúng phát triển các kỹ năng vận động, tư duy, bạn hãy hướng dẫn con mình dọn đồ chơi mà chúng làm bữa bãi sau khi chơi xong. Lúc đầu bạn có thể dọn giúp con, tiếp đến bạn hãy cùng con dọn đồ khi bé ở tuổi nhỏ, nhưng nên tạo cho con thói quen dọn dẹp này khi còn bé để trẻ có thể tự làm khi lớn lên.


2. Bày và dọn bát đĩa

Công việc này tưởng chừng là việc của các bà mẹ, hay những bà chị lớn tuổi nhưng thực ra, sẽ là tốt hơn nếu bạn hướng dẫn trẻ tham gia công việc này từ sớm bởi dọn bát đĩa là một trong những việc nhà dễ làm và có thể thực hiện nhanh chóng dưới sự hướng dẫn của người lớn.

Ban đầu, hãy hưỡng dẫn con làm chúng như một trò chơi đồ hàng bằng cách khuyến khích chúng lấy thìa, bát của mình ra bàn ăn và để con bạn tự mang bát đĩa của mình đến bồn rửa sau khi bé ăn xong. Bé cũng có thể vứt giấy ăn vào thùng rác.

Khi con bạn lớn tuổi hơn, hãy dạy bé cách lấy và dọn bát đĩa (những thứ nhỏ và nhẹ) cho cả nhà, dạy bé cách đổ thức ăn thừa trong bát đĩa và đặt chúng vào trong bồn rửa một cách ngăn nắp. Từ từ thôi, bé sẽ khiến bạn bất ngờ đấy.

3. Phân loại tất và quần áo

Không nhất thiết các bà mẹ phải luôn tìm, lấy quần áo và tất bẩn của lũ trẻ để đi giặt. Việc này thậm chí một đứa bé chậm chững biết đi cũng có thể làm được nếu chúng được hướng dẫn. Do vậy bạn nên dạy trẻ khi đi tắm hãy vứt quần áo bẩn vào chậu đựng đồ để giặt, nhớ bảo trẻ để đồ gọn gàng, không vứt vương vãi ra sàn. Chúng sẽ chưa ý thức được hành động đó để làm gì và chưa làm tốt ngay nhưng chúng sẽ cảm thấy thích thú và sẽ làm tốt, hình thành thói quen tốt sau một vài lần được hướng dẫn, làm mẫu.

Tương tự, bạn cũng hướng dẫn trẻ phân loại và ghép đôi các đôi tất cùng bộ với nhau vì điều này vừa giúp phát triển kỹ năng quan sát của trẻ, vừa tạo thói quen tốt cho chúng.

4. Giữ vệ sinh chung và lau dọn đồ đạc

Đừng nghĩ là bạn đang bóc lột sức lao động của con khi cho chúng lau những vết bẩn trên sàn, trên quần áo tự chúng gây ra hay lau những vật dụng không dễ vỡ trong nhà. Bạn có thể để trẻ lau giá sách, tivi hay những đồ trang trí bằng nhựa… Đến lúc bạn tin tưởng con, bạn sẽ để con làm những việc nhà khó hơn.


5. Để quần áo cần giặt vào chậu đồ bẩn

Bạn nên dạy trẻ khi đi tắm hãy vứt quần áo bẩn vào chậu đựng đồ để giặt, nhớ bảo trẻ để đồ gọn gàng, không vứt vương vãi ra sàn. Để trẻ có thể tự giác và nhớ quy định này, bạn nên làm mẫu một vài lần cho trẻ.

6. Mang đồ mua sắm giúp mẹ

Rõ ràng bạn không bao giờ bắt trẻ phải bê vác những đồ vật nặng, nhưng bạn hoàn toàn có thể để bé mang những đồ nhẹ nhàng, như túi bánh, túi kẹo hoặc hộp giấy ăn Khi con bạn lớn hơn, bé sẽ mang giúp bạn những túi nặng vừa sức hơn. Và điều đó là vô cùng cần thiết cho cả mẹ và bé.

7. Chăm sóc thú cưng

Con bạn dù nhỏ tuổi đến mấy vẫn biết cách đổ thức ăn vào bát cho thú cưng. Khi con lớn tuổi hơn, chúng còn có thể tắm gội và chải lông cho con vật nuôi của mình. Nếu nhà bạn nuôi chó, hãy để con bạn làm “thầy dạy” chú cún ấy, còn nếu bạn nuôi mèo, bé có thể lấy đồ chơi cho mèo nghịch, hoặc lấy thức ăn cho chim ảnh, cá cảnh ăn.

8. Dọn dẹp phòng riêng

Nhiều trẻ không thích công việc này lắm vì cứ phải loay hoay trong chính phòng của mình. Nhưng nếu biết cách làm thật nhanh và gọn gàng thì bé cũng rất thích. Hãy chỉ bé một số cách sắp xếp sao cho có hệ thống: từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài…


9. Giúp mẹ làm chuẩn bị bữa ăn

Chẳng có lý do nào để ngăn cản bé xuống bếp giúp mẹ. Nhiều người cứ nghĩ rằng trẻ chẳng biết làm gì chỉ làm quấn chân và lại nguy hiểm bởi dao kéo hoặc lửa. Nhưng thật ra bé có thể giúp bạn làm khá nhiều việc như rắc một ít muối hoặc tiêu vào nồi canh, cùng bạn đếm muỗng đường hoặc bột để làm bánh, mang giúp bạn rau hoặc thịt trong tủ lạnh. Qua đó bé sẽ có một ít kiến thức về dinh dưỡng, cách nấu ăn…. và ở chừng mựa nào đó thì đôi khi công việc này sẽ giúp bé ngon miệng hơn vì bé cũng góp công cho món ăn này.

Theo Camnanglamme

Dạy trẻ biết đọc sớm, có hoàn toàn có lợi cho quá trình phát triển của bé

Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng cha mẹ đang lãng phí thời gian của họ với những nỗ lực để khuyến khích con mình biết đọc sớm.

Bể bơi cho bé là lựa chọn tuyệt vời để bé yêu có những giây phút vui chơi bổ ích trong những ngày hè nóng nực. Mẹ có thể lựa chọn loại đồ chơi này của các thương hiệu uy tín như bể bơi Intex để có được chất lượng tốt nhất.

Nhiều bậc cha mẹ cho rằng nếu rèn khả năng đọc cho trẻ ngay từ nhỏ sẽ hình thành cho bé thói quen ham học hỏi và một nền tảng học tập tốt hơn trong tương lai. Với niềm tin đó, không ít người đã đầu tư cho con những sản phẩm kích thích phát triển khả năng đọc sớm như sách, bảng chữ cái, DVD… ngay từ khi bé còn đang ở tuổi sơ sinh. Vậy điều này đúng hay sai?

Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng cha mẹ đang lãng phí thời gian của họ với những nỗ lực để khuyến khích con mình biết đọc sớm.

Gần đây nhất, một nghiên cứu ở New York đã khẳng định DVD, thẻ ghi nhớ từ và sách chỉ có ảnh hưởng rất nhỏ trong việc dạy trẻ biết đọc sớm.

Theo Tạp chí Tâm lý giáo dục, Mỹ, một số chuyên gia đã tiến hành một cuộc thí nghiệm trong 7 tháng với 117 trẻ ở độ tuổi 9 đến 18 tháng. Ban đầu, các gia đình sẽ được đưa ngẫu nhiên một sản phẩm (DVD, thẻ ghi nhớ từ, sách…) và yêu cầu cho bé sử dụng nó hàng ngày. Trong suốt quá trình diễn ra thí nghiệm, các nhà nghiên cứu sẽ đến thăm các gia đình thường xuyên để kiểm tra sự phát triển ngôn ngữ của trẻ sơ sinh và phỏng vấn cha mẹ. Đồng thời các bé sẽ được đưa đến phòng thí nghiệm để kiểm tra khả năng đọc bằng cách theo dõi chuyển động mắt của họ. Từ đó, các chuyên gia có thể chỉ ra rằng một đứa trẻ đang thực sự đọc hay chỉ là nhận dạng chữ hoặc nhìn vô định vào những khối hình trên trang sách.


Sau một thời gian nghiên cứu, giáo sư Susan Neuman – trưởng nhóm nghiên cứu kết luận những sản phẩm được thử nghiệm đã không phát huy được tác dụng trong việc giúp trẻ biết đọc chữ sớm.

Tuy vậy, việc nói chuyện, đọc sách cho trẻ, nhất là cho trẻ nghe những câu chuyện vào buổi tối trước khi đi ngủ thì có thể giúp trẻ nhận thức tốt hơn trong việc học đọc sau này. Các nhà tâm lý học nhấn mạnh những tác động sâu sắc của việc nói chuyện thường xuyên với trẻ: “Nó cũng cần được đặc biệt coi trọng như việc bạn chăm cho trẻ đầy đủ chất dinh dưỡng vậy”.

Tiến sĩ Fernald của Đại học Stanford ở California cho biết: “Nếu bạn muốn con bạn học tốt ở trường , hãy chăm nói chuyện với bé. Đừng chỉ tập trung vào trách nhiệm cho bé ăn, giữ bé sạch sẽ và an toàn”.

Lời khuyên cho cha mẹ: Mỗi trẻ có khả năng nhận thức khác nhau, vì vậy, trong quá trình dạy trẻ, bạn không được nôn nóng và đừng đặt kỳ vọng quá nhiều, cần phải có thời gian để trẻ hình thành thói quen nghe và phản xạ. Bạn hãy lưu ý rằng: Khi dạy trẻ đọc quá sớm, có thể trẻ sẽ ham đọc quá mức dẫn đến việc không cân bằng được với những hoạt động khác như giao tiếp hoặc vận động. Hãy quan tâm gần gũi và trò chuyện với trẻ thường xuyên hơn để giúp trẻ có thể phát triển toàn diện trong tương lai.

theo: afamily

Thứ Hai, 27 tháng 7, 2015

Nói thật và nói dối, đó là quyền của con

Làm cha mẹ không ai lại dạy trẻ nói dối, nhưng đôi khi chính chúng ta không biết phải chữa thẹn thế nào trước “lời nói thật” của con mình.

Bể bơi cho bé là lựa chọn tuyệt vời để bé yêu có những giây phút vui chơi bổ ích trong những ngày hè nóng nực. Mẹ có thể lựa chọn loại đồ chơi này của các thương hiệu uy tín như bể bơi Intex để có được chất lượng tốt nhất.

Tôi vẫn luôn nhắc nhở con gái nói dối là xấu nhưng thật sự tôi chẳng thể “túm” lại được lời nói của cô con gái khi cháu thật thà nhận xét sau bữa tiệc tại nhà cô bạn tôi trước rất nhiều khách mời: “Cô ơi, cô nấu đồ ăn không ngon!”. Nói dối, chủ đề không bao giờ cũ trong ngày cá tháng tư. Tuy nhiên, với con trẻ, liệu chúng ta nên dạy các cháu thế nào về nói dối? Cha mẹ sẽ trả lời sao với trẻ khi chúng thắc mắc: “Ba mẹ dạy con đừng nói dối, nói dối thì mũi sẽ dài ra như cậu bé người gỗ Pinocchio, tuy nhiên, con thử nói dối rất nhiều lần để xem điều kỳ diệu mà mũi con chẳng dài ra tẹo nào, dù chỉ 1mm?”

1. Nói dối là xấu – Mẹ cấm tuyệt đối không được nói dối

Đây là vấn đề khá rắc rối. Dĩ nhiên, mẹ nào chẳng “điên” nếu con nói dối về những lỗi lầm của con trong học tập hay nói dối khi làm hư, mất mát đồ dùng. Song nếu dựng lên thành trì thiêng liêng về nói thật và đòi hỏi sự tuyệt đối về tính trung thực thì liệu ba mẹ có luôn thành thật với con trong mọi chuyện? Con trẻ sẽ ngạc nhiên và chắc chắn vô cùng buồn bã khi phát hiện ra sự thật tối Chủ nhật ba mẹ trốn đi xem phim, ăn tiệc mà lại nói với bà ngoại là đi họp để nhờ bà giữ cháu. Làm cha mẹ, có ai dám tự tin khẳng định bản thân chưa từng một lần nói dối con trẻ? Thế thì tại sao chúng ta lại dựng lên một thành trì mà ngay từ những viên gạch đầu tiên chúng ta đã là anh chàng Pinocchio luôn làm bể gạch mà cứ chối rằng gạch tự bể.

Một lần tôi gọi cho ông xã thông báo sẽ về trễ vì bận họp đột xuất, tôi muốn anh ấy cho bọn trẻ ăn tối trước và đừng chờ cơm mẹ. Tuy nhiên, cuộc họp xong sớm hơn tôi nghĩ và sau đó tôi lại nhận được lời mời cà phê của nhóm bạn thân. Tôi đi cà phê cùng bạn và vô tình để điện thoại cấn máy. Máy điện thoại của tôi tự động gọi cho số điện thoại của chồng tôi. Con trai tôi thấy số máy của mẹ thì bấm nghe và rồi cháu nhận ra mẹ đang cười nói rất vui với các cô bạn chứ không phải trong một cuộc họp mà cháu nghe ba nói. Người đàn ông bé nhỏ 10 tuổi đã nhắn lại cho mẹ một tin nhắn rất ngắn gọn “Mẹ nói với con không được nói dối, sao mẹ nói dối đi họp trong khi lại đi chơi?”.

Cảm giác vừa buồn cười vừa xấu hổ vừa thẹn thùng khiến tôi cầm chiếc điện thoại của mình mà chẳng biết phải nhắn lại thế nào với con. Tự dưng tôi thấy mặt mình đỏ dù chẳng uống chút rượu vang hay bất cứ giọt bia nào. Tự dưng tôi nhớ về câu tôi vẫn thường nói với hai con “Nói dối là xấu, mẹ cấm tuyệt đối con không được nói dối”.

2. Nói dối giúp trẻ lớn khôn?

Tìm hiểu về nói dối, tôi được biết về kết quả khảo sát đối với các bậc cha mẹ người Mỹ; theo đó, trung thực là điều họ mong muốn nhiều nhất ở con mình. 95% các đứa con hiểu rõ điều cha mẹ muốn, và chúng biết nói dối là sai trái, song 96% những đứa trẻ vẫn nói dối phụ huynh. Ngay cả các chuyên gia điều tra lão luyện nhất cũng “thua đậm” trong việc phát hiện trẻ nói dối, mà cha mẹ mới là người giỏi nhất trong việc “bắt giò” con, kế đến là thầy cô. Bạn nghĩ con gái thường nói dối ít hơn con trai? Sai bét! Trẻ nhỏ nói dối ít hơn trẻ lớn? Sai luôn! Giờ nhìn lại các thiên thần nhỏ ở nhà, bạn thử tính xem số lần nói dối của chúng?

Thật ra, mọi việc xảy ra rất tự nhiên, theo thông tin khoa học, từ khi 4 tuổi, trẻ đã nhận biết nói dối sẽ có được điều mình muốn hay tránh được điều không muốn, chẳng hạn như chối không làm vỡ ly để khỏi bị phạt. Tôi thì tin là có trẻ nhận biết điều này sớm hơn, như cô cháu gái 2 tuổi của tôi đã biết “ngụy tạo lý do ngoại phạm”. Dưới 5 tuổi, trẻ vẫn còn sợ người lớn đọc được ý nghĩ của mình. Song dần dần trẻ thích cảm giác giữ được sự riêng tư, sự tự do và “bất tuân thượng lệnh”. Bạn cũng hãy cẩn thận vì đến 7 – 8 tuổi, trẻ đủ khôn để thấy được những lần người lớn “bẻ cong” sự thật nhằm khiến mọi chuyện trở nên dễ dàng hơn, để sẻ chia cảm giác, tránh cãi cọ hay nhằm che giấu một nỗi xấu hổ nào đấy… Trẻ học mọi điều qua quan sát chính chúng ta, thế nên nếu nghe và thấy chúng ta nói dối thì chúng hoàn toàn có thể bắt chước.

3. Mẹ từng nói dối nhưng nói thật dễ chịu hơn

Tôi luôn trao cho con thông điệp “Không có ai hoàn hảo và không điều gì là tuyệt đối”. Tôi kể cho con nghe thỉnh thoảng tôi cũng vì sợ mà nói dối. Tôi cũng vài lần trả giá vì nói dối và từng cảm nhận giá trị to lớn của sự thành thật. Tôi phân tích theo cách mình hiểu khi con hỏi về việc ai đó nói dối. Tôi luôn nói với con: “Nói thật không hẳn lúc nào cũng dễ chịu, nhất là khi phạm lỗi. Nhưng con hãy nói sự thật rồi mẹ con mình cùng giải quyết. Vì mẹ rất buồn nếu biết con dối mẹ.” Tôi cũng phải luôn tự nhắc mình về bài học “Cây anh đào của Washington”*. Đó là câu chuyện chỉ rõ việc nếu nói thật, trẻ sẽ được khen và làm như vậy sẽ có hiệu quả hơn là nói dối và bị phạt.

Nếu con lỡ nói dối, tôi không dồn ép, làm con sợ để cố chối đến cùng. Không nên cố bắt lỗi và đặt tên cho việc xấu trẻ đã làm, hãy chỉ tìm ra sự thật và tập trung sửa lỗi cùng nhau. Khi con thú nhận lỗi sai, tôi sẽ khen ngợi con vì đã dũng cảm nói ra sự thật. Tiếp đó, cần phải bình tĩnh để phân tích rõ ràng phải trái, hiểu được lý do và từ đó có hình phạt tương xứng. Cách chúng ta phản ứng với con khi chúng nói thật sẽ ảnh hưởng đến việc sau này trẻ sẽ quyết định nói thật hay nói dối với chúng ta.

Nói dối hay nói thật, tất cả đều là “quyền” của con. Hãy trao cho con toàn quyền quyết định việc chúng muốn làm. Tôi hoàn toàn tin một đứa trẻ hiểu rằng chúng luôn được yêu thương, bảo vệ an toàn thì sẽ không vì lý do gì mà nói dối khi lỡ phạm sai lầm.

theo: afamily

Cách dạy con đặc biệt của hoàng gia Nhật

Là người thứ 3 trong thứ tự kế vị ngai vàng nhưng không giáo viên nào ở trường tiểu học mới của hoàng tử bé Nhật Bản gọi tên cậu kèm theo chức vị.

Lựa chọn những sản phẩm đồ chơi như xe đạp trẻ em, bể bơi phao... vừa giúp bé có được những giây phút thư giãn, thoải mái, vừa có tác dụng rèn luyện thể chất và các kĩ năng vận động cơ bản.

Là con trai duy nhất của hoàng tử và công chúa Akishino, hoàng tử bé vừa nhập học trường tiểu học thuộc ĐH Ochanomizu ở Bunkyo, Tokyo. Cậu là thành niên nam đầu tiên trong gia đình hoàng gia thời kỳ hậu Thế chiến thứ 2 không theo học Trường tiểu học Gakushuin – ngôi trường mà các thành viên hoàng gia thường theo học.

Quyết định này được cho là một nỗ lực của cha mẹ cậu nhằm giúp con trai được nhận một nền giáo dục bình thường như những đứa trẻ khác và không có bất cứ sự đối xử đặc biệt nào. Một ngày nào đó hoàng tử bé Hisahito sẽ kế vị ngai vàng và việc đi học ở một ngôi trường bình thường sẽ giúp cậu chuẩn bị cho một vị trí là biểu tượng của cả Nhà nước và sự thống nhất của người dân Nhật Bản.


Hoàng tử Hisahito cùng bố mẹ trong buổi lễ tốt nghiệp mầm non

“Akishinonomiya Hisahito” – Trong buổi lễ khai giảng, một giáo viên đã đọc to tên của hoàng tử bé mà không kèm theo bất cứ chức danh nào – giống như những học sinh bình thường khác. “Vâng” – hoàng tử bé đáp lại một cách nhiệt tình. Với mong muốn cho con trai làm quen với những đứa trẻ khác cùng lứa, cha mẹ hoàng tử đã đăng ký cho cậu con trai vào học trường mẫu giáo liên kết với ĐH Ochanomizu vào tháng 4/2010. Đôi khi, bố cậu – hoàng tử Akishino nói: “Chúng tôi muốn thằng bé học dần cách điều khiển một cuộc sống bình thường khi nó lớn lên thông qua trường tiểu học và trung học”.

Giáo viên và bạn bè ở lớp mẫu giáo gọi hoàng tử là Hisahito-kun và cậu không được đối xử đặc biệt hơn những người khác. Mặc dù hoàng tử và bạn bè cùng trường sẽ dần hiểu được vị trí đặc biệt của cậu trong 6 năm học tới, song nhà trường cho biết hiện tại họ không có ý định đối xử đặc biệt với hoàng đế tương lai. Nói về quyết định không cho hoàng tử học trường tiểu học liên kết với ĐH Gakushuin, Cơ quan điều hành hoàng gia nói: “Đó rõ ràng là một quyết định tự nhiên. Nó đánh giá cao mối quan hệ bạn bè và môi trường bình dân”.

Tại trường Gakushuin, các thành viên hoàng gia đều được gọi là “miya sama” (hoàng tử hoặc công chúa). Ngoài ra, nhiều học sinh trong lớp đều là con cháu của các cựu thành viên hoàng gia hoặc quý tộc – ông Motomasa Higashisono, giám đốc cấp cao của Công ty trường Gakushuin cho biết.
Ngược lại, học sinh của trường Ochanomizu xuất phát từ nhiều tầng lớp khác nhau. Bố mẹ các em có thể là nhân viên văn phòng, công chức, quản lý doanh nghiệp. Mỗi khối của trường này có 105 học sinh được chia thành 3 lớp.

Theo một quan chức của Cơ quan điều hành hoàng gia, trường tiểu học của ĐH Ochanomizu được chọn bởi vì “hoàng tử và công chúa Akishino tin rằng để trở thành biểu tượng của nhà nước trong tương lai, hoàng tử bé phải có những trải nghiệm quý báu khi được học tập với những đứa trẻ có nguồn gốc khác nhau và phải hiểu được cảm xúc của những người dân bình thường”.


Hoàng tử Hisahito cùng bố mẹ đến dự lễ khai giảng trường tiểu học

Trước khi lên ngôi, Hoàng đế Showa đã được học những môn học như đạo đức học, lịch sử và quân sự do những học giả và các sĩ quan hàng đầu giảng dạy và được thiết kế dành riêng cho ông. Ở những trường như Gakushuin, các thành viên hoàng gia thường xuyên được nghe những bài giảng được thiết kế riêng cho mình. Ví dụ như Hoàng Thái tử Naruhito từng được nghe những bài giảng về Luận ngữ của Khổng tử khi ông học tiểu học. Theo quan điểm giáo dục của cha mình, ông cũng được học về những thành tựu và những việc làm của các vị hoàng đế đời trước trong thời gian học trung học.

Mới đây Hoàng tử và công chúa Akishino đã đưa hoàng tử bé Hisahito tới thăm lăng mộ của Hoàng đế Jinmu – hoàng đế đầu tiên của Nhật Bản ở tỉnh Nara và lăng mộ của Hoàng đế Showa, Hoàng hậu Kojun ở Tokyo cũng như đài tưởng niệm Ise Grand Shrines ở tỉnh Mie. Hoàng tử Hisahito cũng thường xuyên tới thăm ông bà nội, gần đây nhất là tại Cung điện hoàng gia vào cuối tuần.
Ông Takashi Mikuriya – giáo sư khoa học chính trị tại ĐH Tokyo đánh giá cao việc hoàng tử bé sẽ được giáo dục ở một môi trường bình thường. Ông nói: “Các hoàng đế thời tiền chiến hiếm khi bước ra khỏi cung điện. Nhưng sau chiến tranh, hoàng đế đã bắt đầu tương tác với người dân, cầu nguyện cho họ và khuyến khích họ”.

“Quan điểm hiện tại của hoàng gia đang được người dân ủng hộ. Việc một hoàng đế biểu tượng hiểu được cảm xúc của người dân và nói với họ những điều họ cần nghe là rất cần thiết. Điều này chỉ có thể được học khi có những hiểu biết bình dân”.


theo: kienthucgiadinh

Thứ Bảy, 25 tháng 7, 2015

Sự khác biệt khi nuôi con đầu lòng và con thứ

Nếu bạn là con cả trong gia đình, có thể bạn đã từng có suy nghĩ rằng cha mẹ nghiêm khắc với mình hơn so với những đứa em khác. Liệu điều đó có chính xác? Các nhà nghiên cứu đã tìm ra mối liên hệ giữa những kỳ vọng của cha mẹ dành cho con đầu và mức độ thành công của đứa con này.

Đồ chơi trẻ em là một phần không thể thiếu trong quá trình phát triển cả về trí tuệ lẫn thể chất của trẻ. Các sản phầm đồ chơi thông minh như đồ chơi xếp hình, đồ chơi toán học, góp phần phát huy trí tưởng tượng, khả năng sáng tạo và rèn luyện các kĩ năng cơ bản cần thiết cho bé.

Nếu bạn là con cả trong gia đình, có thể bạn đã từng có suy nghĩ rằng cha mẹ nghiêm khắc với mình hơn so với những đứa em khác. Liệu điều đó có chính xác? Các nhà nghiên cứu đã tìm ra mối liên hệ giữa những kỳ vọng của cha mẹ dành cho con đầu và mức độ thành công của đứa con này.


Ảnh minh họa: Internet

Đứa con đầu = người thí nghiệm?

“Cha mẹ chắc chắn sẽ đối xử khó khăn hơn đối với đứa con đầu lòng”, Tiến sĩ Fran Walfish, tác giả cuốn The Self-Aware Parent cho biết. “Nói cách khác, con đầu lòng tựa như một người thí nghiệm. Hầu hết các bậc cha mẹ lúc này chưa biết gì về cách nuôi dạy con cái mà chỉ học bằng cách thử nghiệm và sửa sai”, bà nói thêm.

Từ thời điểm bạn ôm đứa con đầu trong vòng tay, những hy vọng và mơ ước về tương lai của con bắt đầu hình thành. Trong nhiều năm, cha mẹ cố gắng hết sức nuôi nấng đứa con đầu để đạt được những hy vọng và mơ ước đó. Trên bước đường nuôi dạy con, cha mẹ phải trải qua những điều hoàn toàn mới mẻ, mỗi bước đi dẫn tới đâu là điều họ không hề hay biết. Tuy nhiên, sau những thử nghiệm và sai lầm, cha mẹ nhận ra rằng áp dụng hình phạt nặng hơn không phải lúc nào cũng mang đến kết quả tốt đẹp hơn.

Tại sao cha mẹ lại nghiêm khắc hơn với con đầu?

Để trả lời câu hỏi liệu cha mẹ có nghiêm khắc hơn với con đầu, nhóm nghiên cứu của Giáo sư V. Joseph Hotz thuộc Đại học Duke (Mỹ) và Juan Pantano thuộc Đại học Washington (Mỹ) đã xem xét dữ liệu thu thập được từ cuộc điều tra National Longitudinal Survey of Youth (1979). Trong cuộc điều tra này, các bà mẹ phải kể chi tiết về mỗi đứa con của mình.

Những điều các bà mẹ chia sẻ về con cái có vẻ phù hợp với những điều mà các nhà nghiên cứu nghi ngờ. Các bà mẹ tham gia nghiên cứu được yêu cầu đánh giá mức độ thành công trong học tập của con em mình, chứ không chỉ đơn thuần là cung cấp các điểm số. Kết quả cho thấy đứa con cả học tốt nhất, còn mỗi đứa con sau đó học kém dần.

Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng các bậc phụ huynh đặt áp lực lên con thứ ít hơn so với con cả. Việc nuôi dạy con cả là kinh nghiệm nuôi dạy con cái đầu tiên của các bậc cha mẹ. Do đó, họ thường nghiêm khắc hơn với con, từ những việc nhỏ nhặt như xem ti vi, nhảy lên giường cho tới những việc quan trọng hơn như học hành hay lệnh giới nghiêm. Theo cuộc khảo sát, cha mẹ thường tích cực tham gia vào hoạt động học tập của đứa con đầu lòng. Con đầu lòng, vì vậy, dễ được thưởng và bị phạt do kết quả học tập hơn là những đứa con thứ ở cùng một gia đình.

Ngoài ra, Hotz và Pantano đi đến kết luận rằng các ông bố, bà mẹ đặt ra nhiều quy tắc, luật lệ và tỏ ra nghiêm khắc với con cả để những đứa con sau này trông vào mà học tập. Thêm vào đó, khi có nhiều con, cha mẹ thường có tâm lý thoải mái hơn, không căng thẳng như lúc ban đầu nữa.

Con cả thành công hơn, nhưng chúng phải trả giá?

“Một số đứa con đầu thành công hơn vì cha mẹ đã đối xử với chúng rất nghiêm khắc”, Tiến sĩ Walfish chia sẻ. “Tuy nhiên, nhiều đứa con cả đến tuổi trưởng thành thì găp nhiều vấn đề tâm lý và cứ liên tục phải hoàn thành kỳ vọng của cha mẹ. Theo tôi, nhiều đứa con cả bị giảng dạy quá nhiều, kỷ luật quá nặng, bị bảo vệ quá mức và cứ luôn phải làm hình mẫu cũng như chịu trách nhiệm về những đứa em của mình”. Do đó, không có gì ngạc nhiên khi nhiều đứa trẻ gặp phài các vấn đề tâm lý như hay lo âu, tức giận hoặc có biểu hiện của chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế khi trưởng thành.

“Điều này có thể để lại các vết thương và gây ra không ít vấn đề cho đứa con đầu. Tôi đã từng điều trị cho rất nhiều đứa con cả thành công nhờ sự thúc đẩy liên tục của cha mẹ. Tuy nhiên, những người này đến với tôi để được giúp đỡ bởi họ không thể tận hưởng sự thành công của mình. Họ không tự mình tiến đến mục tiêu mà chỉ đang chạy trốn khỏi sự ám ảnh không ngừng của cha mẹ”, Walfish nói thêm.

Cha mẹ có thể làm gì?

Nuôi daỵ con cái là một công việc khó khăn, bất kể bạn chọn cách dạy con như thế nào. Hãy tìm phong cách dạy dỗ phù hợp nhất với gia đình bạn, tuy nhiên để tìm được cách dạy phù hợp, bạn cần thời gian. Phương pháp dạy con phải luôn mềm dẻo, linh hoạt, luôn thay đổi tùy theo từng thời điểm và không thể được áp dụng với mọi đứa trẻ. Hãy dành thời gian suy nghĩ về những hình phạt và hậu quả dành cho mỗi đứa con, đồng thời tự hỏi bản thân rằng những đứa con của bạn có được đối xử như nhau hay không. Bạn không thể thay đổi thứ tự sinh con, nhưng bạn có thể có một cái nhìn mới mẻ về phong cách dạy con bây giờ cũng như sau này.

theo: yeutretho

Thứ Năm, 23 tháng 7, 2015

Bạn có đang quan tâm thái quá đến con cái?

Nếu có 9 dấu hiệu dưới đây, bạn cần xem lại cách dạy con của mình bởi bé đang bị quan tâm quá mức.

Mẹ thông thái nên chọn những sản phẩm đồ chơi chất lượng cho bé như đồ chơi gỗ, sách truyện, đồ chơi đất nặn... từ những thương hiệu đồ chơi uy tín để đảm bảo an toàn cho bé khi tiếp xúc

Có những dấu hiệu cho thấy bạn đang quan tâm con quá mức. Ảnh minh họa: Internet.

1. Thường xuyên can thiệp vào thời gian chơi của con

Can thiệp vào thời gian chơi của con nên hiểu là khi bé đang chơi với bạn, nếu xảy ra tranh cãi, xung đột với bạn thì bố mẹ lập tức đứng ra bênh vực hoặc tìm cách dàn xếp vụ xung đột một cách êm xuôi bằng nhiều biện pháp. Ngay cả khi bé chơi một mình với đồ chơi thì bố mẹ cũng luôn sẵn sàng “ra tay” nếu bé không sắp xếp đồ chơi như ý muốn.

Cách quan tâm con như thế này đích thực là làm hại con nhiều hơn là yêu con, bởi sự can thiệp của bố mẹ ngay cả trong thời gian chơi đùa, giải trí sẽ làm bé mất dần tính tự chủ và không rèn luyện được khả năng độc lập giải quyết những rắc rối nho nhỏ xung quanh mình.

2. Luôn kiểm soát đồ ăn của con

Nếu con chán ăn, không lên cân và ngày càng gầy yếu (hoặc bé bị béo phì) thì mới là lúc bạn cần lo lắng xem con ăn những gì, ăn như thế nào và nhanh chóng hỏi ý kiến bác sĩ. Nhưng nếu bé không nằm trong những trường hợp trên thì không phải lúc nào bạn cũng ý kiến về món ăn trong mỗi bữa của con. Hãy tôn trọng sở thích và khẩu vị cá nhân của bé, dù nó có thể hơi khác với quan điểm dinh dưỡng của bạn.

3. Tranh luận về cách ăn mặc của con

Bố mẹ không nên quá khắt khe trong chuyện ăn mặc của con cái và càng nên tránh đưa ra yêu cầu lúc nào phải mặc quần áo gì. Ở lứa tuổi thiếu niên và đặc biệt là với các bé nhi đồng, bố mẹ nên đứng trên quan điểm của con để nhìn nhận về thời trang và cách ăn mặc, không nên áp đặt cách nhìn của người cách các bé đã mấy thế hệ.

4. Làm hết việc nhà cho con

Vì thương con học hành vất vả (không có cả thời gian để chơi), thương con sức yếu, nhà có người giúp việc và vô số lí do khác được các bậc cha mẹ đưa ra để giải thích cho việc con mình không cần làm việc nhà. Trên thực tế, không phải lúc nào việc học tập cũng chiếm quá nhiều thời gian của trẻ con như thế và việc nhà không có gì quá sức đối với một đứa trẻ. Làm việc nhà cũng là trải nghiệm để con trẻ có thể hình thành khả năng tự giải quyết vấn đề của mình cũng như biết cách sắp xếp thời gian hợp lí.

5. “Chạy” điểm cho con

Điểm số nên được coi là chuyện riêng giữa các bé và thầy, cô giáo. Bố mẹ chỉ nên tạo mọi điều kiện để con phát huy năng lực trong các môn học, giành được thành tích tốt hơn mà cần tránh tuyệt đối chuyện “chạy” điểm, nâng cao thứ hạng của con. Điểm số chưa phải là tất cả, vì vậy đừng vội lo lắng khi con bị điểm thấp, quan trọng là hãy xem bé xử lý việc này như thế nào, có rút kinh nghiệm và cố gắng học hành hơn không.

6. Thường xuyên gọi điện thoại kiểm tra

Bố mẹ không cần giám sát từ xa đối với mỗi hành động của con qua chiếc điện thoại. Làm như vậy, trước hết là bạn đang cho con thấy bố mẹ không tin tưởng bé. Thứ hai, con sẽ tìm ra cách để đối phó với những câu hỏi căn vặn qua điện thoại của bạn, dần dần bé còn có thể nói dối trơn tru mà không cảm thấy áy náy trong lòng.

7. Yêu cầu con phải “tường trình” các hoạt động trong ngày

Trừ khi đang nghi ngờ con về một việc gì đó rất nghiêm trọng, bạn mới bắt bé làm bản tường trình chi tiết các hoạt động trong ngày. Còn nếu không thì nên hạn chế tuyệt đối các cuộc hỏi cung, căn vặn xem trong ngày bé đã đi những đâu, làm gì, với ai… Bởi con bạn là một đứa trẻ luôn cần sự yêu thương chứ không phải phạm nhân cần người giám sát.

8. Xem trộm các bí mật của con

Lục đồ, đọc lén nhật kí của con là sự xâm phạm nghiêm trọng đời sống riêng tư của một đứa trẻ. Tệ hại hơn là sau khi biết các bí mật của con, bạn lại đem chúng ra làm lí do để trách phạt bé. Bé sẽ cảm thấy bị xúc phạm và tổn thương. Tình cảm giữa bé và bạn rất có thể bị ảnh hưởng không nhỏ. Theo các chuyên gia tâm lí trẻ em, bạn có thể quan sát, “theo dõi” con từ một khoảng cách nhất định, không cần thiết phải tìm mọi cách để biết mọi bí mật của con mới hiểu và bảo vệ được con.

9. Chọn hộ trường học cho con

Ở lứa tuổi mẫu giáo, nhi đồng thì việc chọn trường học cho con có thể do cha mẹ toàn quyền quyết định. Thế nhưng, khi con bạn lên cấp II, cấp III và đặc biệt là học đại học, hãy tôn trọng mong muốn của con. Đừng vì trường chuyên lớp chọn hay vì danh tiếng của trường mà ép con phải theo ý kiến cá nhân của bạn, nên nhớ có câu “Ước mơ cha đè nát cuộc đời con”.

theo: yeutretho

Thứ Tư, 22 tháng 7, 2015

Dạy con, mẹ đừng mắc bệnh "nói nhiều"

Thuyết giáo, quát mắng, căn vặn…lỗi muôn thủa của các bà mẹ là nói quá nhiều.

Nuôi con là bản năng nhưng dạy con thì cần phương pháp – đó là điều tôi luôn tâm niệm trong lòng. Tôi chỉ sinh duy nhất một cậu con trai, năm nay đã vào lớp 2. Con trai tôi rất học giỏi, lanh lợi nhưng điều làm tôi tự hào nhất, đó là ai cũng khen bé rất ngoan ngoãn. Dạy con là cả một nghệ thuật và tôi muốn muốn tâm sự với các bậc làm mẹ 5 phương pháp dạy con hiệu quả bất ngờ mà chính bản thân mình đã áp dụng với bé.

Đồ chơi trẻ em là một phần không thể thiếu trong quá trình phát triển cả về trí tuệ lẫn thể chất của trẻ. Các sản phầm đồ chơi thông minh như đồ chơi xếp hình, đồ chơi toán học, góp phần phát huy trí tưởng tượng, khả năng sáng tạo và rèn luyện các kĩ năng cơ bản cần thiết cho bé.

“Nói ít thôi”

Lỗi muôn thủa của các ông bố bà mẹ, đó là nói quá nhiều. Thuyết giáo con, giảng giải cho con, quát mắng con, căn vặn con…Tất cả nhưng điều này khiến trẻ “phát điên”. Hẳn lúc còn nhỏ, ai trong chúng ta cũng từng “ngán ngẩm” vì bố mẹ nói quá nhiều. Vì vậy, tôi không muốn lặp lại lỗi này. Tôi không mắng con quá 3 câu, không thuyết giáo con một vấn đề lặp đi lặp lại quá 3 lần và quan trọng hơn cả, là tôi lắng nghe con nói. Điều này khiến con tôi luôn cảm thấy bé được tôn trọng, được thấu hiểu và trên hết, con được tự nhận ra lỗi sai của mình.

“Chiều ít thôi”

Các bậc cha mẹ bây giờ chiều con quá rồi lại tự mình than thở “Trẻ con bây giờ sướng thật”. Quả đúng là toàn lỗi tự mình gây ra cho mình. Các nhà giáo dục đã chứng minh rằng, càng được chiều chuộng thì trẻ sẽ càng có thái độ không tốt. Và thêm vào đó, chiều con cũng không có nghĩa là yêu con.

Bản thân tôi, chỉ chăm con chứ không làm hết mọi việc cho bé. Tôi thà nghiêm khắc với con và sau đó sẽ khen ngợi, sẽ thưởng cho con về hành động của bé còn hơn là chiều chuộng và làm hết mọi việc cho con. Dọn giường, soạn sách vở, gấp quần áo hay đơn giản là bóc một quả quít để ăn. Tôi cũng muốn con tự làm.


Tôi thà nghiêm khắc với con và sau đó sẽ khen ngợi, sẽ thưởng cho con về hành động của bé còn hơn là chiều chuộng và làm hết mọi việc cho con. (ảnh minh họa)

Mỗi một hành động tốt đều cần được ghi nhận

Nếu cứ chê con mãi mà không nhận ra được điều tốt bé làm, trẻ sẽ cảm tưởng như cả cuộc đời này chỉ toàn nỗi “bất công”. Nhiều bậc cha mẹ dường như quá bận rộn mà quên không chú ý hoặc cho rằng việc làm tốt của con là “đương nhiên”. Ở nhà tôi thì không như thế. Ai làm điều gì tốt đều được ghi nhận. Như khi con trai tôi tự động lau bàn sau khi ăn cơm mà không cần mẹ nhắc, tôi sẽ khen con. Về phần con, bé cũng cần biết cám ơn bố khi bố đã sửa xong cho bé cái oto đồ chơi bị rụng bánh chứ không được cho đó là điều đương nhiên bố phải làm.

Mỗi một hành động tốt trong gia đình tôi đều được ghi nhận. Điều đó khiến con tôi hào hứng làm những việc tốt hơn vì chúng không hề trôi qua “vô ích”. Đó là cũng cách bé lớn lên và biết tìm điểm tốt trong mỗi con người bé gặp, tìm được điểm may mắn trong những xui xẻo bé vấp phải khi ra đời.

Đừng lao ngay vào giúp con khi bé gặp rắc rối


Công việc của các bậc cha mẹ chúng ta, đó là phải biết dạy con đường dài. Có thể việc bỏ mặc không chạy theo đưa cho con quyển vở bé quên sẽ khiến chúng ta day dứt, lo lắng vì có thể con sẽ bị mắng, bị điểm kém. Vậy nhưng nó lại dạy trẻ bài học lần sau về trách nhiệm. Có thể không chạy ra đỡ con khi bé vấp ngã, nhưng nó sẽ dạy con bài học về sự cẩn thận.

Đối với tôi, những nỗi đau “nhỏ nhỏ” sẽ để lại kinh nghiệm lâu dài. Tôi không ngại cho con “vấp ngã”.

Không ngại lỗi lầm

Chúng ta đang sống trong một thế giới lúc nào cũng hướng đến sự hoàn hảo: điểm cao nhất, nhiều tiền nhất, cân nặng chuẩn nhất, … Chính điều này khiến trẻ cảm thấy mệt mỏi và áp lực. Một là bé sẽ không dám sáng tạo, không dám vượt ngoài qui củ chỉ vì muốn được an toàn. Hai là bé sẽ gian lận, sẽ dối trá để hướng đến sự hoàn hảo (trong việc học chẳng hạn).

Vì vậy, tôi không ngại các lỗi lầm. Tôi cũng thường làm sai và để con thấy mình sai. Nhưng quan trọng là, tôi cũng để bé thấy, tôi sửa sai như thế nào.

theo: eva

Thứ Ba, 21 tháng 7, 2015

Mẹo xử li tình huống rắc rối từ bé trong 1 phút

Thay vì la hét làm bé hoảng sợ hoặc đánh đòn con, mẹo sửa lỗi nhanh trong vòng 1 phút sau đây sẽ rất hữu ích cho cha mẹ.

Bể bơi cho bé là lựa chọn tuyệt vời để bé yêu có những giây phút vui chơi bổ ích trong những ngày hè nóng nực. Mẹ có thể lựa chọn loại đồ chơi này của các thương hiệu uy tín như bể bơi Intex để có được chất lượng tốt nhất.

0-10 giây đầu tiên: Hành động nhanh

Thay vì quát bé dừng lại và nghe lời, bạn có thể nhanh tay di dời những đồ vật nguy hiểm trước mặt bé. Nếu bạn nhận thấy bé đang chuẩn bị cho tay vào bát cơm nóng hoặc nghịch với ổ điện, nên nhanh chóng chuyển những vật không an toàn này đi chỗ khác hoặc đơn giản hơn là bế bé ra xa khỏi vùng này.

10 giây tiếp theo: Giữ bình tĩnh và cao giọng

Bạn nên duy trì thái độ ôn hòa để giải thích cho bé hiểu vì sao hành động của bé không được phép. Các bé thường tỏ vẻ bực bội nếu bị bạn yêu cầu phải bỏ dở cuộc chơi giữa chừng. Vì vậy, để gây sự chú ý cho bé, thay vì mắng “Con thật hư đốn”, bạn có thể hét “a a” thật to, bé sẽ tập trung vào cảm xúc từ phía bạn.

Nếu những lời nói nhẹ nhàng bị bé phớt lờ thì chỉ cần bạn cao giọng nghiêm khắc một chút, bé sẽ tự nguyện chú ý ngay. Đây không phải hành động sai trái hoặc khiến bé hoảng sợ, đơn giản chỉ là bạn cần bé phải lắng nghe. 

Ảnh minh họa

Từ giây thứ 20-30: Đánh giá tình huống

Bạn có thể xem xét nhanh hành vi vừa xảy ra với bé. “Khi đứa con trai 2 tuổi của tôi trổ tài họa sĩ trong phòng khách, tôi đã rất tức giận. Ghế và tường nhà đã bị bé bôi lem luốc trong khi bé không mảy may với thái độ bực bội của tôi. Một lát sau, tôi mới nhận ra rằng, những hình trên tường là do bé bắt chước ảnh minh họa trong một cuốn sách. Nhờ vậy, tôi đã thay đổi quan điểm, coi hành vi của bé như sự sáng tạo thay vì buộc tội” – một người mẹ chia sẻ.

Khi bạn bình tĩnh đánh giá vấn đề, bạn sẽ thấy nguyên nhân bé có những hành vi hư đôi khi không như những gì bạn nghĩ. Điều này cũng tương tự khi chỉ ra hành vi cáu kỉnh của một bé lên 3 tuổi, lý do cơ bản là vì bé bị đói. Một bé 8 tuổi từ chối bữa sáng, có thể bé đã có một giấc ngủ không ngon tối hôm qua.

Nếu tìm hiểu nguyên nhân của những hành vi không mong muốn từ bé, bạn dễ dàng ngăn chặn được những tính xấu tương tự ở bé về sau, chẳng hạn như thay đổi lịch sinh hoạt để bé ăn ngon, ngủ tốt hơn. Tuy nhiên, bạn nên kiên trì giáo dục bé, kể cả khi phải nhắc nhở đến 100 lần thì bạn vẫn cần tiếp tục.

Từ giây thứ 30-40: Nói chuyện với bé

Nếu bé vẫn tiếp tục tỏ ra không nghe lời, bạn nên nhấn mạnh hơn nữa với bé lý do phải chấm dứt hành vi này hoặc những hình phạt đang chờ đợi bé. Bạn chỉ nên sử dụng 2-3 câu ngắn gọn cho bé hiểu. Để bé ngồi xuống và nhìn thẳng vào mắt bé, bạn có thể nhẹ nhàng: “Con không nên vẽ bẩn lên tường. Lần sau, con vẽ vào tờ giấy này cho mẹ xem nhé” hoặc “Sắp đến giờ cơm tối rồi con ạ. Chờ mẹ chút nhé”.

Từ giây thứ 40-50: Nhấn mạnh đến hình phạt

Một số cha mẹ cho rằng, phạt bé là sự lựa chọn cuối cùng khi con không nghe lời trong khi một số cha mẹ khác không đồng tình. Chọn hình thức phạt phù hợp sẽ cần thiết để răn đe bé giúp ngăn ngừa hành vi xấu.

Nếu bé cứ chơi bóng trong nhà mà không chịu dừng lại dù bạn đã nhắc nhở nhiều lần, bạn có thể thu bóng kèm theo lời cảnh báo: “Con sẽ không được chơi bóng trong 2 ngày tới”.

Nếu bé đánh bạn chơi, bạn có thể cách ly bé với nhóm bạn trong một khoảng thời gian để bé biết lỗi.

10 giây cuối: Để bé đưa ra kết luận cuối cùng

Bạn có thể hỏi ý kiến bé, xem bé có muốn sửa sai hay còn ý kiến gì với hình phạt bạn vừa đặt ra không. Việc giảm bớt hình phạt hoặc lắng nghe để bé lựa chọn mức hình phạt phù hợp cũng giúp bé thêm tự tin và vui vẻ.

theo: afamily

Thứ Hai, 20 tháng 7, 2015

Chiêu trị trẻ ngang bướng, cứng đầu

Với những đứa trẻ bướng, khó bảo, nhiệm vụ dạy con lúc này không hề đơn giản.

Thạc sĩ tâm lý Kiều Thanh Hà nhận xét, trẻ em, nhất là ở độ tuổi 7-9, nhiều lúc làm cho cha mẹ bực mình. Những thay đổi nhận rõ ban đầu, nào là không còn gọn gàng như trước, kéo lê đôi dép vào mỗi buổi sáng, chẳng thèm dọn dẹp đồ chơi khi chơi xong, không tập trung khi học bài… Tóm lại, lúc nào cha mẹ cũng có chuyện để nhắc nhở, rầy la bé. Cha mẹ cũng cố gắng nhắc nhở, thuyết phục và động viên trẻ ngăn nắp nhưng hình như tình hình chẳng chuyển biến. Họ bắt đầu bực mình và lại rầy la.

Mẹ thông thái nên chọn những sản phẩm đồ chơi chất lượng cho bé như đồ chơi gỗ, sách truyện, đồ chơi đất nặn... từ những thương hiệu đồ chơi uy tín để đảm bảo an toàn cho bé khi tiếp xúc

Lưu ý trong dạy con ở trường hợp này, rầy la không mang lại kết quả như ý muốn và tần số lần rầy la của cha mẹ càng lớn thì hiệu quả càng kém. Vì vậy cha mẹ cần tìm một giải pháp trung hòa. Hãy tìm một cách tiếp cận thông minh và tạo ra nhịp cầu chứ không phải rào cản cho cha mẹ và bé.



Rầy la không mang lại kết quả như ý muốn

Đòi hỏi con một cách hợp lý hơn

Con bạn có mặt mạnh, mặt yếu và hãy đặt các mục tiêu cụ thể cho bé. Nếu bé thường xuyên không ngăn nắp, đừng hy vọng lúc nào phòng cũng sạch bóng. Trước hết, hãy treo lại áo của bé ở sàn nhà lên mắc áo và mỗi khi lấy áo mặc lại cho con, hãy nhẹ nhàng nhắc nhở bé treo đúng chỗ. Dần dần, bé sẽ thấy điều này là đúng và làm theo.



Con bạn có mặt mạnh, mặt yếu và hãy đặt các mục tiêu cụ thể cho bé

Nhấn mạnh đến các thành công, không phải các thất bại

Bạn la lên, đơn giản vì bạn sợ bé sẽ không làm điều mình muốn. Khi dạy con, cha mẹ phải biết rằng nên động viên những điều con bạn có thể làm được và ít nhắc tới việc thất bại của bé. Hãy nói “Mẹ rất vui khi con rửa sạch cái chén này, lần sau, con thử rửa cái dĩa xem sao nhé” thay vì mắng mỏ “Tại sao cái chén lại sạch như thế này còn cái dĩa thì bẩn như vậy?”



Cha mẹ phải biết rằng nên động viên những điều con bạn có thể làm được

Hướng con dần dần vào các tiêu chuẩn

Thay vì áp đặt một giờ đi ngủ hay đi tắm cố định cho con, hãy thoả thuận với bé một giờ thích hợp cho cả hai người và ấn định giờ đó. Chuyện sẽ đâu vào đó thôi. Hãy gọt giũa những đòi hỏi của bạn để phù hợp với nhu cầu và khả năng của bé. Lúc đó, bạn chẳng phải phí công để la lên nữa. Khi không khí trong gia đình đã cải thiện, các căng thẳng bớt đi thì bạn sẽ thấy yêu con mình hơn bao giờ hết. Thay vì lúc nào cũng phải để ý, thăm dò, phỉnh nịnh hoặc la lối con, giờ đã đến lúc bạn và con bạn hạnh phúc vui vẻ bên nhau với những “chấp nhận” hòa hiệp giữa hai người. Mẹo dạy con này khá đơn giản phải không các bạn?!

theo: kienthucgiadinh

Chủ Nhật, 19 tháng 7, 2015

Cách làm bánh dưa hấu bé thích mê

Cách đơn giản làm bánh mì dưa hấu mềm thơm siêu bắt mắt

Mẹ thông thái nên chọn những sản phẩm đồ chơi chất lượng cho bé như đồ chơi gỗ, sách truyện, đồ chơi đất nặn... từ những thương hiệu đồ chơi uy tín để đảm bảo an toàn cho bé khi tiếp xúc

Món bánh mì dưa hấu này chắc chắn sẽ rất được lòng các bé với hình thức cực bắt mắt và mùi vị quyến rũ đến bất ngờ!



Bạn cần chuẩn bị những nguyên liệu sau để làm bánh mì dưa hấu:

– 270g bột mì

– 1 thìa cafe men nở làm bánh mì

– 2 quả trứng gà

– 1 nhúm muối nhỏ

– 45g đường

– 2 thìa súp sữa bột

– 55ml nước

– 1 thìa súp dầu ăn

– Khuôn bánh gối 250g hoặc khuôn chữ nhật


Cách Làm


Trộn chung tất cả các nguyên liệu với nhau trừ dầu ăn.



Nhào trộn bột đều tay, tiếp tục cho dầu ăn vào. Nhồi thật kĩ từ 30-40 phút để bột dai, nở tốt.


 

Đem chia bột là 2 phần bằng nhau. 1 phần trộn với màu thực phẩm đỏ để làm phần ruột.


Cán dài miếng bột màu đỏ rồi rải nho khô để làm hạt. Cuộn tròn khối bột lại.

 

Nửa bột còn lại đem chia 2. Một phần để nguyên màu, cán rộng đủ để bọc phần ruôt đỏ. Bọc kín khối bột đỏ.

 

Phần bột còn lại đem pha với màu xanh lá, cán dẹp và bọc tương tự như khối bánh ko pha màu.


Nếu muốn vỏ bánh có rằn đen thì dùng một khối bột nhỏ pha màu đen rồi cán dài sau đó gắn vào bên ngoài lớp vỏ để trang trí.


Cho bánh vào 1 khuôn đã dình dầu hoặc bơ chống dính thành bánh. Đem ủ bột ở nơi kín để bột nở gấp đôi.

 

Bật lò nướng 180 độ C trước 10 phút rồi cho bánh vào nướng 30 phút. Nếu dùng khuôn không có nắp thì dùng giấy bạc phủ trên miệng khuôn để tránh mặt bánh bị vàng. Bánh nướng xong tách khuôn, để nguội là có thể dùng được,

Bánh khi cắt ra có 3 lớp màu rõ rệt như miếng dưa hấu, chín mềm, thơm ngon. Món bánh mì dưa hấu này chắc chắn sẽ rất được lòng các bé với hình thức cực bắt mắt và mùi vị quyến rũ đến bất ngờ!


Chúc các bạn thành công và ngon miệng với món bánh mì dưa hấu này nhé!

Theo Tri Thức Trẻ

Thứ Tư, 15 tháng 7, 2015

Các đặc điểm phát triển của trẻ dưới 2 tuổi

Để giúp con phát triển tốt nhất cả về thể chất và não bộ, bạn có thể thử những gợi ý dưới đây khi bé bắt đầu bước vào tuổi thứ 2.

Với phương châm vừa học, vừa chơi, mẹ có thể lựa chọn cho bé những sản phẩm đồ chơi có chất lượng đảm bảo và an toàn cho bé như đồ chơi toán học , đồ chơi thông minh... giúp bé phát triển khả năng tìm tòi, khám phá và tập trung ghi nhớ.





13-18 tháng tuổi

Cột mốc quan trọng: Bé đã có thể bước đi khá vững và bắt đầu leo trèo

Hãy thử: Nếu em bé của bạn đang đi bộ tốt, hãy giúp bé hình thành sự tự tin bằng cách dạy bé leo cầu thang. Hoạt động này giúp bé học cách kiểm soát các cơ bắp và chuyển động cơ thể khi leo lên, leo xuống – tất nhiên là với sự hỗ trợ của bạn.

Trong quá trình này có thể bé sẽ thích leo lên sofa, giường hoặc những thứ trong tầm với. Bạn nên giám sát bé thật kỹ, nếu cần thiết có thể mua thảm chơi để nếu ngã, tấm thảm sẽ có tác dụng như một tấm đệm.

18-24 tháng

Cột mốc quan trọng: Bé biết cầm bút, vẽ nguệch ngoạc trên giấy hoặc các bề mặt khác

Hãy thử: Những bức tường, đồ đạc trong nhà sẽ là mục tiêu của bé ở giai đoạn này. Cha mẹ nên chuẩn bị cho bé thật nhiều giấy, thậm chí là một tấm bảng đủ lớn – loại nào mà có thể xóa đi dễ dàng. Ngoài ra cũng nên thử mua loại bút hoặc dụng cụ đánh dấu nào có thể tẩy rửa và không độc hại.

Phát triển cảm xúc và giao tiếp xã hội





13-24 tháng

Cột mốc quan trọng: Thích làm việc vặt

Hãy thử: Hãy giúp bé trở nên bận rộn và tham gia vào các hoạt động hằng ngày như đề nghị bé giúp vứt rác vào thùng. Việc này cũng giúp bé nhận biết mối tương quan giữa các đồ vật. Trong trường hợp vứt rác, bé học được mối liên quan giữa rác và thùng rác.

18-24 tháng

Cột mốc quan trọng: Bắt đầu chơi trò đóng giả

Hãy thử: Cha mẹ hãy khuyến khích kỹ năng xã hội và cảm xúc của bé bằng cách chơi cùng, đặt câu hỏi để bé trả lời khi bé cho búp bê ăn, chải đầu búp bê, ôm hôn búp bê trước khi đi ngủ. Hãy đề nghị các thành viên gia đình tham gia trò chơi này với bé.

Phát triển khả năng học tập và nhận thức





15-24 tháng

Cột mốc quan trọng: Có khả năng nhận biết đồ vật và động vật

Hãy thử: Bé bắt đầu thích những tấm thẻ, sách và các hình ảnh từ tạp chí. Nhưng khi được nhìn những con vật thật như chó, mèo có thể còn hấp dẫn hơn. Bé bắt đầu nhận biết và chỉ cho bạn thấy theo cách của mình, ví dụ như khi nhìn thấy kiến và gián, bé sẽ nói “kaka”.

18-24 tháng

Cột mốc quan trọng: Tăng cấp độ các kỹ năng: suy nghĩ, học tập, ghi nhớ và lý luận

Hãy thử: Bé bắt đầu cho thấy mình có thể nhớ một việc nào đó bằng những hành động đơn giản. Những người mà bé đã gặp sẽ trở nên quen thuộc hơn và bé tỏ ra bớt sợ hãi khi gặp lần thứ hai.

Cha mẹ hãy cho con tham gia vào việc chuẩn bị bữa ăn, ví dụ như khi bạn sắp dọn cơm, hãy hỏi bé bát ở đâu. Nếu tủ bát ở vị trí mà bé có thể với tới, bé có thể tới tủ bát lấy bát cho bạn. Hay khi hỏi “sữa ở đâu?, bé có thể chỉ vào tủ lạnh hoặc chai sữa.

Phát triển ngôn ngữ và giác quan





15-18 tháng

Cột mốc quan trọng: Có thể hiểu được gấp 10 lần khả năng diễn đạt bằng ngôn ngữ.

Hãy thử: Bé có thể chưa nói được “con yêu mẹ” trong giai đoạn này, nhưng không nên đánh giá thấp khả năng hiểu của bé. Bé có thể hiểu được những câu ngắn và làm theo, ví dụ như “sữa, sữa”, “ngồi xuống” hay “vứt rác”… Cũng vì thế, giai đoạn này bạn nên cân nhắc những gì mình nói trước mặt trẻ vì bé vẫn đang lắng nghe.

Một số chuyên gia cho rằng hầu hết trẻ có khả năng nói được hơn 50 từ trước năm 2 tuổi. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng mỗi đứa trẻ đều có thể phát triển nhanh hơn ở một khả năng nào đó. Không cần phải hoảng loạn nếu con bạn có vẻ không đạt được những cột mốc trên.

Tuy nhiên, nếu em bé của bạn không nói được chút gì khi đã 2 tuổi, hãy đưa bé tới gặp bác sĩ.

Thứ Ba, 14 tháng 7, 2015

Để bé yêu nhà bạn yên tâm khi mẹ ra ngoài

Tưởng chừng như cách “lén lút” ra khỏi nhà sao cho bé không hay biết là một ý tưởng hay nhưng thật ra cách này càng làm mọi thứ tệ hơn khi bé không còn cảm thấy yên tâm với sự có mặt của ba mẹ nữa.

Đồ chơi trẻ em là một phần không thể thiếu trong quá trình phát triển cả về trí tuệ lẫn thể chất của trẻ. Các sản phầm đồ chơi thông minh như đồ chơi xếp hình, đồ chơi toán học, góp phần phát huy trí tưởng tượng, khả năng sáng tạo và rèn luyện các kĩ năng cơ bản cần thiết cho bé.

Nhớ chào tạm biệt bé khi bạn rời đi

Đây là một điều đơn giản để trấn an tâm lý trẻ nhỏ nhưng rất nhiều bố mẹ lại bỏ qua. Ngược lại, nhiều bố mẹ còn tìm cách trốn khỏi nhà trong khi bé không để ý vì sợ bé khóc lóc đòi theo. Đây là một sai lầm lớn vì việc này có thể khiến bạn tránh được cảm giác đau lòng khi thấy con khóc nhưng khiến cho nỗi sợ hãi xa cách trong tâm lý trẻ nhỏ càng thêm trầm trọng.

Nếu bé nghĩ rằng bạn có thể biến mất bất cứ khi nào bé không chú ý, bé sẽ luôn dõi theo bạn, không bao giờ để bạn ra khỏi tầm mắt của mình. Một số bố mẹ khác lại tranh thủ lúc bé ngủ để ra khỏi nhà, nhất là vào buổi tối, có vẻ mọi việc đều diễn tiến tốt nếu như bé không tỉnh dậy. Nhưng thử nghĩ xem tâm lý trẻ nhỏ sẽ hoảng hốt như thế nào nếu vô tình thức giấc mà bố mẹ đột nhiên biến mất?

Cho bé đi ra ngoài

Đối với tâm lý trẻ nhỏ, chào tạm biệt lúc nào cũng sẽ dễ dàng hơn khi bé là người đi xa. Thay vì bạn để bé lại và đi ra ngoài, nên nhờ người nhà đưa bé ra công viên chơi hay đi dạo một vòng khi bạn sắp ra khỏi nhà. Đừng ngại ngần cho bé biết bạn cũng sẽ đi ra ngoài sau đó, nếu không bé sẽ rất buồn khi về mà không thấy bạn.


Tập cho tâm lý trẻ nhỏ quen dần với việc xa cách bố mẹ, bé sẽ có cơ hội phát triển sớm tính độc lập

Giúp bé nhìn về phía trước

Mặc dù khả năng giao tiếp vẫn còn hạn chế do vốn từ vựng ít, nhưng bé hiểu được nhiều hơn những gì có thể nói. Vì vậy, bạn chuẩn bị tâm lý cho bé về việc bạn sẽ rời đi bằng cách nói trước với bé. Sẽ tốt hơn nhiều nếu bé biết bạn đi đâu và khi nào sẽ trở lại. Bạn cũng nên cho bé thêm vài thông tin như ai sẽ trông chừng bé, bé sẽ làm gì trong thời gian này.

Cuối cùng, bạn nên giúp bé hình dung lúc bạn vắng nhà như một khoảng thời gian độc lập mà bé có thể có những hoạt động thú vị. Để xem bé đã nắm bắt đến đâu cuộc đối thoại cùng bạn, bạn có thể hỏi bé những câu như: “Con có biết bố và mẹ đi đâu không nào?” hay: “Ai sẽ trông chừng con khi bố và mẹ đi ăn tối bên ngoài?”. Các bước chuẩn bị trước như thế này sẽ giúp củng cố tâm lý trẻ nhỏ trước những thay đổi.

Tập trung vào mặt tích cực

Nỗi lo sợ xa cách không chỉ là vấn đề của các bé giai đoạn tập đi mà ngay cả bạn còn có thể cảm thấy xúc động khi nghĩ đến viễn cảnh chia xa. Nếu bạn thể hiện sự e sợ đó ra, bé sẽ nhận ra và phản ứng lại. Hơn nữa, nếu bạn quá cường điệu chuyện chia tay chỉ càng làm tăng thêm cảm giác không an tâm cho tâm lý trẻ nhỏ.

Vì vậy, hãy cố giữ bình tĩnh và tích cực kể cả khi bé kích động. Khi bé quấy khóc, bạn nên nói với bé bằng giọng nhẹ nhàng và cam đoan với bé rằng bạn sẽ quay trở lại sớm. Để cuộc chia tay không nặng nề, bạn có thể nói những câu hài hước như: “Mẹ sẽ gặp con sau nhé, cá sấu” hoặc: “Mẹ chỉ đi một lát thôi, cá sấu” và tập cho bé thói quen đáp lại để giúp bé xao nhãng khỏi nỗi lo sợ xa cách.

Chơi trò “đặt tên cảm giác”

Sẽ còn khá lâu bé mới có thể thật sự hiểu được những cảm xúc của mình, nhưng bé có thể học cách phân loại cảm xúc một cách đơn giản. Khi bé bắt đầu hoảng sợ, hãy nói với bé rằng: “Mẹ biết con buồn khi mẹ đi. Cảm giác mà con đang có là nhớ mẹ và mẹ cũng nhớ con nữa”. Đôi khi những gì đứa bé cần là cách để thể hiện nỗi sợ hãi. Dạy trẻ đặt tên cảm xúc có thể sẽ giúp bé giảm bớt nỗi sợ hãi này.